Câu 1: Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.
Câu 1: Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.
Câu 2: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Tại sao?
- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
Ở nam: sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y.
Ở nữ: chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.
Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:
+ Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.
+ Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.
- Vậy sinh con trai hay con gái là do đàn ông.
Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là hoàn toàn không đúng.
Câu 3: Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1?
Câu 4: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
- Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực:cái ở vật nuôi vì quá trình hình thành giới tính không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà cũng phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
- Ứng dụng: Trong thực tế có sự khác biệt về năng suất về một sản phẩm nào đó giữa các cá thể đực và cái. Vì vậy người ta điều chỉnh tỉ lệ đực:cái sao cho hiệu quả kinh tế là cao nhất. Ví dụ: nuôi gà lấy trứng thì cần nhiều gà mái, vì vậy cần điều chỉnh tỉ lệ đực:cái sao cho số lượng con cái nhiều hơn con đực.
Câu 5: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?
A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái
B. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương
C. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn dĩ bằng nhau
D. Xác xuất thụ tinh của hai loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương