Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
" Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm hay tuyệt. Truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu - Trọng Thủy kể về mối tình đầy lãng mạn của Mị Châu - Trọng Thủy. Đoạn trích Mtao - Mxây trích sử thi Đăm Săn kể về người anh hùng Mtao - Mxây với những chiến thắng lớn. Truyện cười kể về những con người lao động làm ăn vụng về. Ca dao thì hết chỗ nói. Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa thì hết sức bi lụy. Ca dao hài hước thì cười vỡ cả bụng..."
1, Phát hiện vào chỉ ra các lỗi sai trong đoạn văn
2, Chữa lại các lỗi sai đó
3, Viết lại đoạn văn đó đúng với cách viết 1 đoạn văn đảm bảo đúng về câu, chính tả, diễn đạt kiến thức.
Giúp mình với :(( Mình đang cần gấp :((
Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi: Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?
Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp: Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!
Cọp không hiểu, tò mò hỏi: Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?
Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt: Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!
Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi: Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?
Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói: Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.
Cọp nghe nói, mừng lắm. Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói: Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?
Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp: Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.
Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát: Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!
Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào. Mãi sau, dây thừng cháy đứt, Cọp thoát khỏi, ba chân bốn cẳng cút thẳng vào rừng, không dám ngoảnh nhìn lại. Từ đó Cọp sinh ra, con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, dấu tích những vết cháy, còn Trâu thì chẳng con nào có hàm răng trên cả.
(“Trí khôn của ta đây”- Truyện cổ chọn lọc )
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Truyện “Trí khôn của ta đây” thuộc loại truyện cổ tích nào?
Câu 3. Dựa vào văn bản cho biết tại sao trâu không có hàm răng trên ?
Câu 4. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ chủ yếu trong văn bản trên?
Câu 5. Nêu nội dung câu chuyện “ Trí khôn của ta đây”?
Câu 6. Muốn có trí khôn chúng ta phải làm gì? Giá trị của nó?
So sánh nhân vật Uy-lít-xơ và Đăm-săn. Từ đó rút ra đặc điểm của nhân vật sử thi.
Trời đã sinh ra em
Ðể mà xinh mà đẹp
Trời đã sinh ra anh
Ðể yêu em tha thiết
Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Còn anh, anh yêu em
Anh phải ra mặt trận
Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu
Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Ðôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn
Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ.
1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
2.Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và chỉ ra ý nghĩa của phép tu từ đó trong khổ thơ 3
2.Nêu cách hiểu của em về khổ thơ cuối
phân tích nhân vật Đăm Săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng trong đoạn trích " Chiến thắng Mtao-Mxay" sử thi Đăm Săn
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ
“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
“Anh muốn gì?”
“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn”
“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng.
Không bán!”
(Tác giả:K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2: Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thuỷ?
Câu 3: Trong cuộc sống có phải ''Ai muốn mua gì cũng có''.Anh chị hiểu được thông điệp gì từ câu nói '' Hàng...bán''?
Câu 4: Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu-Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” cho thấy vị khách là con người như thế nào?
Câu 5: Tại sao vị khách lại chỉ muốn"mua tình yêu-Mua hạnh phúc,sự bình yên,tình bạn"?
Câu 6: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở ba câu cuối văn bản?
Câu 7: Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của phù thuỷ ở ba câu thơ cuối bài không? Vì sao?
Câu 8: Qua văn bản, Anh/Chị nhận ra bài học cuộc sống nào?
Câu 9: Nếu được lựa chon một món hàng trong tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn. Anh chị sẽ lựa chọn điều gì?Và cần gieo hạt giống gì để có được điều đó?
Hoá thân thành nhân vật đăm săn cháu - con của hơ âng ( trong đăm săn sử thi Tây nguyên ) kể lại kỉ niệm đáng nhớ của mình năm 16 tuổi