Vở kịch đầu tay của Lưu Quang Vũ là tác phẩm:
A. Lời nói dối cuối cùng
B. Nàng Xi-ta
C. Lời thề thứ 9
D. Sống mãi tuổi 17
Nội dung sau về kịch của Lưu Quang Vũ đúng hay sai?
“Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người”
A. Đúng
B. Sai
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.
[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.
Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao, chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :
“Sự khôn ngoan là gì,
Chính là sự cố gắng của con người,
Vượt lên sợ hãi,
Vượt lên hận thù,
Sống tự do,
Thở hít khí trời và biết chờ đợi,
Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”
(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)
b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? nêu ví dụ.
Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Sơn Nam?
A. Chuyện xưa tích cũ
B. Hương rừng Cà Mau
C. Nói về Miền Nam
D. O chuột
Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Tô Hoài?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí
B. O chuột
C. Truyện Tây Bắc
D. Nắng trong vườn
Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Lỗ Tấn:
A. Gào thét
B. Bàng hoàng
C. AQ chính chuyện
D. Con nai đen
Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Trung Thành?
A. Đất nước đứng lên
B. Miền Tây
C. Mạch nước ngầm
D. Rừng xà nu
Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Ma Văn Kháng:
A. Rừng trúc
B. Mùa lá rụng trong vườn
C. Ngày đẹp trời
D. Đám cưới không có giấy giá thú
Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Hê-minh-uê?
A. Mặt trời vẫn mọc
B. Sông Đông êm đềm
C. Giã từ vũ khí
D. Chuông nguyện hồn ai