Câu 1: Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây:
1. Ve kêu.
2. Cây cối um tùm.
3. Chim sơn ca đang hót.
Cho câu văn sau:"Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc"
a.Xác định trạng ngữ và cho biết chức năng của trạng ngữ trong câu văn trên
b.Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ (Gạch chân, chú thích rõ ràng phần trạng ngữ trong câu)
Với mỗi vị trí bỏ trống, em hãy viết thêm một vị ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh.
a) Những chú chim bói cá ... , ...
Câu 1: Đặt 1 câu trần thuật đơn có từ là dùng để giới thiệu/miêu tả
Câu 2: Đặt 1 câu có phó từ chỉ mức độ
Câu 3: Cho các câu sau, xác định thành phần chính, phụ. Phân tích cấu tạo của các thành phần đó
a) Vào những buổi chiều, lũ học trò chúng tôi thường đi thả diều
b) Ngoài xa, hàng chục chiếc thuyền đã đánh cá trở về
Câu 4: Đặt 1 câu tồn tại
Câu 5: Tìm phép nhân hoá cho biết
a) Trên cây, những chú chim đang hót
b) Lũ ong đang đùa giỡn trên những bông hoa
c) Chim ơi, hãy hót nữa đi
Câu 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi chủ ngữ hoặc vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
(1)Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.(2) Đôi càng tôi mẫm bóng.(3) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (4)Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách và các ngọn cỏ.(5) Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
(Tô Hoài)
Câu 2: Đặt ba câu theo yêu cầu sau:
a) Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại một việc tốt em hoặc bạn em mới làm được.
b) Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.
c) Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì? để giới thiệu một nhân vật trong truyện mà em vừa đọc với các bạn trong lớp.
Câu 3: Chỉ ra chủ ngữ trong mỗi câu văn em vừa đặt được. Cho biết các chủ ngữ ấy trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
Câu 1: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Em bé cười.
b) Mấy chú Dế sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ.
c) Mấy chú Dế sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ.
d) Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu.
Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Mái tóc của mẹ em rất đẹp.
b) Tiếng sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền.
c) Sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền.
d) Con gà to, ngon.
e) Con gà to ngon.
g) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi
Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Đã tan tác những bóng thù hắc ám.
b) Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
c) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
d) D¬ưới tầng đáy rừng, như¬¬ đột nhiên, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.
e) Nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
ĐỀ KIỂM TRAPHẦN I: ( 5 đ)
Câu 1: Cho câu thơ sau: “… Rồi Bác di dém chăn…”
a, Chép 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh 2 khổ thơ.
b, Hai khổ thơ em vừa chép trong tác phẩm nào? Của tác giả nào ?
c, Chỉ ra phép so sánh trong 2 khổ thơ vừa chép và nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó.
Câu 2: Phát hiện lỗi sai của các câu sau và viết lại câu sau khi đã sửa:
a, Bạn Lan, người giỏi nhất lớp 6A.
b, Khi em đến cổng trường thì Quân gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới.
PHẦN II: ( 5 đ)
Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời.
Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau? Cho biết các câu đó thuộc câu trần thuật đơn nào?
a, Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.
b, Cây hoa lan nở hoa trắng xóa.
xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau và cho biết đâu là thành phần chủ ngữ mở rộng (vị ngữ mở rộng)
a) Cây cỏ quanh hồ như thay lá đổi màu
b)Cặp mắt đỏ hoe đó còn mãi như các bạn thấy ở Giếc ngày nay
c) Nước hồ rung rinh làm trời mây dưới hồ vỡ toang từng mảnh
Viết 1 đoạn văn ngắn 5-7 câu về chủ đề học tập, trong đó có 1 câu có chủ ngữ hoặc vị ngữ cấu tạo bằng từ (xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu ấy rồi mở rộng chủ ngữ, vị ngữ đó thành những cụm từ.
Câu 1 ( 3.0 điểm):
Từ các câu sau:
a. Cái đêm trước hôm xuất quân, Lê Lợi nằm mơ thấy vị tướng trẻ thân yêu của mình cũng cưỡi ngựa trắng, mặc giáp trụ trắng đến quỳ trước án nói rằng: sáng mai khi Đại Vương ra quân, hãy nhìn lên bầu trời, phía nào đám mây có hình con ngựa trắng, Đại Vương cứ cho quân tiến về hướng ấy.
( Sự tích thần đền Bạch Mã – Ngữ Văn Nghệ An)
b. Thừa lúc đó, những dân làng có mặt ở kinh đô kéo tới trước mặt nhà vua.
( Cây Thiên hương - Ngữ Văn Nghệ An)
Em hãy:
1. Gạch chân thành phần phụ và cho biết đó là thành phần phụ nào.
2. Chỉ rõ thành phần chính ( chủ ngữ và vị ngữ) của câu.
3. Chỉ rõ cấu tạo của thành phần chủ ngữ trong những câu đó.
Câu 2 ( 3.0 điểm)
Sau đây là một đoạn văn hay:
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng, nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ.”
( Vượt thác - Võ Quảng)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ ra cái hay đó.
Câu 3 ( 4.0 điểm)
Hãy tả lại dòng sông quê em.