Em tham khảo:
“Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O.Hen-ri cho ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người hoạ sĩ nghèo, cô đơn. Đó chính là nhan vật cụ Bơ-men. Cụ vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng đấu tranh với bệnh tật và đang phó thác mình cho chiếc lá ngoài kia, phó mặc sự sống cho thien nhiên. Biết được điều đó cụ đã không quản gió rét mà vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó không chỉ là một kiệt tác về nghệ thuật mà là môttj kiệt tác về tình người. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi , mang lại niềm tin để cô mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống. Nhưng có lẽ đối với cụ đó vãn là điều tuyệt vời nhất mình làm. Chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sự hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống đến cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà 40 năm qua cụ hằng mơ ước: vẽ một kiệt tác.
tham khảo nhé
Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” trong tập truyện ngắn cùng tên của O.Hen-ri là một tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới; trong đó, nhân vật cụ Bơ-men là nhân vật đem lại cho tôi nhiều cảm xúc cũng như dư âm nhất! Trong truyện, cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống cùng nhà với hai nhân vật chính là Xiu và Giôn-xi. Cụ thường làm người mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Mùa đông năm đó, Giôn-xi bị sưng phổi nặng rất khó chữa. Cụ rất lo lắng, quan tâm tới sức khỏe của Giôn-xi và cụ cũng hiểu chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân có ý nghĩa như thế nào với Giôn-xi. Sự thể hiện của cụ rất âm thầm, lặng lẽ và chỉ được thể hiện ở một đoạn văn ngắn “...họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Đoạn văn “ Và bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác, tên là Bơ-men, hình như là nghệ sĩ thì phải. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ là một người già yếu, bệnh tình nguy kịch. Chẳng còn hi vọng gì, nhưng hôm nay ông cụ sẽ vào nằm bệnh viện để được chăm sóc chu đáo hơn” làm người đọc băn khoăn: chẳng hiểu sao cụ Bơ-men lại ra nông nỗi này? Một người nghệ sĩ chẳng mấy khi đi ra ngoài thì làm sao có thể viêm phổi được! Đến cuối câu chuyện, khi tình trạng bệnh tình của Giôn-xi đã khá hơn nhờ “chiếc lá cuối cùng”, tác giả đã làm người đọc vô cùng ngạc nhiên và xúc động với những gì cụ làm cho Giôn-xi. Hóa ra, “chiếc lá cuối cùng” kia chính là kiệt tác cuối cùng của cụ. Trong đêm đông giá rét nhất, trời mưa bão ầm ầm, cụ đã chẳng ngại ngần trước sự khắc nghiệt của thời tiết và vẽ “nó”, vào chính cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng. Cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng bằng tất cả tài năng, tình yêu thương của mình. Tấm lòng của cụ quả thật không thể đo đếm. Qua bức vẽ cụ đã truyền khát vọng sống, một “khởi đầu mới” cho Giôn-xi. Cụ đã hồi sinh một linh hồn, một con người. Có thể nói nhân vật cụ Bơ-men là một biểu tượng cho “tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ”
Bài làm tham khảo :
Qua văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, em cảm thấy rất ấn tượng trước cụ Bơ-men nhân hậu, vị tha. Cụ là một con người từng trải, mang một vẻ bề ngoài rất khắc khổ. Cụ đã ngoài sáu mươi, cụ có bộ râu loăn xoăn, cái đầu như cái đầu thần Xa-tia, lòa xòa xuống cái thân hình như một tiểu yêu. Cụ uống rượu nặng quá độ, và cụ sống ở tầng dưới trong tòa nhà mà Giôn-xi và Xiu đang ở, họ là ba người bạn thân với nhau. Cụ là một họa sĩ nghèo, bốn mươi năm mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Vậy nên để kiếm sống, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm thêm thu nhập. Cụ có một tấm lòng rất nhân hậu, vị tha. Có rất nhiều đề tài để chọn vẽ, nhưng cụ lại chọn vẽ chiếc lá vì nó liên quan đến tính mạng của Giôn-xi. Giữa một dêm giá lạnh, gió bấc ào ào, mưa đạp mạnh vào cửa sổ, một mình ông cụ đã bắc thang trèo lên tường, cầm đèn bão mang đầy đủ bút lông và bảng pha màu vẽ chiếc lá lên bức tường gạch. Ôi, cụ có một tinh thần dũng cảm, say mê sáng tạo nghệ thuật làm sao! Đó chính là phẩm chất cao đẹp của người nghệ sĩ trong hoàn cảnh ảm đạm của hiện thực. Đó chính là sự hi sinh của một tấm lòng giàu tình yêu thương. Bằng cách sử dụng từ ngữ tinh vi và điêu luyện, tác giả đã cho chúng ta thấy một con người nhỏ bé nhưng hết lòng vì nghệ thuật, vì tình yêu thương con người, đây chính là biểu hiện của một lối sống đẹp mà chúng ta nên học tập theo.