Nhìn những chiếc lá hình bầu dục to bằng chiếc muỗng ăn cơm và hàng răng cưa như những nét hoa văn bao bọc lấy bên ngoài của từng chiếc lá, đã thấy một sự kiêu kỳ đáng yêu của loài hoa. Ở gần gốc, màu lá xanh đậm, lên đến ngọn thì màu lá chuyển dần sang sắc tím của trời chiều. Đây đó những nụ hoa to bằng đầu đũa vươn mình lên cao như muốn phô bày dáng vẻ kiêu sa, quyền quý của mình. Và kia, một đoá hồng, đang độ hàm tiếu còn ngậm một giọt sương long lanh. Sắc hồng đang mới được phô vài ba cánh, tuy chưa nhiều nhưng cùng đủ cho nhiều loài hoa ghen tị. Mẹ bảo: "Hoa hồng là chúa của các loài hoa." Em nghĩ mẹ nói đúng. Hương thơm của hoa cùng là một quà tặng của tạo hóa dành cho loài hoa này. Vừa dìu dịu, thanh tao, không ngạt ngào mà chỉ thoang thoảng. Em rất yêu bông hồng. Cứ mỗi lúc học bài mệt mỏi là em lại ra ngắm hoa. Em cứ ước làm sao mỗi buổi sáng, cây cho em một bông hồng tươi nở.
Tạo hóa sinh ra thiên nhiên, vạn vật và con người ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu. Trong thiên nhiên rộng lớn, có biết bao nhiêu loài cây, loài hoa, mỗi loại lại mang trong mình những vẻ đẹp và giá trị riêng. Cây cối ngoài tác dụng cung cấp oxi cho con người trong quá trình quang hợp thì còn rất nhiều những công dụng khác như làm thuốc chữa bệnh, làm đẹp, làm đồ dùng,…và cây dừa chính là một loại cây mang trong mình tất cả những tác dụng đó.
Cây dừa được trồng chủ yếu ở miền Tây đặc biệt là tỉnh Bến Tre, nhưng ở miền Bắc dừa cũng là một loại cây được trồng phổ biến. Kể đến tác dụng của cây dừa, thì chúng ta phải kể đến tác dụng trên từng bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả,..Từ xa xưa, các cụ thường dùng lá dừa để lợp mái nhà, mái bếp đặc biệt là ở vùng Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, thân dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ và nó còn được dùng để đánh răng. Đối với cây dừa, bộ phận có nhiều tác dụng nhất và ngày nay được mọi người vô cùng quan tâm đó là quả dừa. Trước kia, các bà, các mẹ dùng gáo dừa để múc nước gội đầu hoặc đồ thủ công mỹ nghệ, dùng xơ dừa để làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn và còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón. Còn bây giờ, các chị chủ yếu dùng nước dừa như một loại nước uống giải khát rất ngon, bổ và lại làm đẹp da. Phần cùi dừa thì dùng để làm các món ăn như thịt kho dừa, hoặc dùng để làm mứt dừa vào các dịp lễ Tết, sẽ hấp dẫn vô cùng. Cùi dừa có vị béo và bùi, trẻ con cũng rất thích được ăn món này. Đặc biệt là các món được chế biến từ cùi dừa như kẹo dừa, thạch dừa,..Tôi nhớ có lần bố tôi bảo nếu bạn nào muốn răng nhanh rụng khi thay răng mà không muốn bị đau thì ăn kẹo dừa, khi đó răng sẽ theo kẹo dừa và bị rụng ra. Đến mùa đông lạnh, được ăn món cơm nóng với thịt kho dừa thơm nức thì thật là tuyệt vời!
Cây dừa được biết đến là một loại cây có rất nhiều lợi ích và giá trị. Hiểu được điều đó, tôi thấy yêu thiên nhiên hơn và thêm nâng niu những thứ đang tồn tại xung quanh mình.
Tạo hóa sinh ra thiên nhiên, vạn vật và con người ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu. Trong thiên nhiên rộng lớn, có biết bao nhiêu loài cây, loài hoa, mỗi loại lại mang trong mình những vẻ đẹp và giá trị riêng. Cây cối ngoài tác dụng cung cấp oxi cho con người trong quá trình quang hợp thì còn rất nhiều những công dụng khác như làm thuốc chữa bệnh, làm đẹp, làm đồ dùng,…và cây dừa chính là một loại cây mang trong mình tất cả những tác dụng đó.
Cây dừa được trồng chủ yếu ở miền Tây đặc biệt là tỉnh Bến Tre, nhưng ở miền Bắc dừa cũng là một loại cây được trồng phổ biến. Kể đến tác dụng của cây dừa, thì chúng ta phải kể đến tác dụng trên từng bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả,..Từ xa xưa, các cụ thường dùng lá dừa để lợp mái nhà, mái bếp đặc biệt là ở vùng Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, thân dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ và nó còn được dùng để đánh răng. Đối với cây dừa, bộ phận có nhiều tác dụng nhất và ngày nay được mọi người vô cùng quan tâm đó là quả dừa. Trước kia, các bà, các mẹ dùng gáo dừa để múc nước gội đầu hoặc đồ thủ công mỹ nghệ, dùng xơ dừa để làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn và còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón. Còn bây giờ, các chị chủ yếu dùng nước dừa như một loại nước uống giải khát rất ngon, bổ và lại làm đẹp da. Phần cùi dừa thì dùng để làm các món ăn như thịt kho dừa, hoặc dùng để làm mứt dừa vào các dịp lễ Tết, sẽ hấp dẫn vô cùng. Cùi dừa có vị béo và bùi, trẻ con cũng rất thích được ăn món này. Đặc biệt là các món được chế biến từ cùi dừa như kẹo dừa, thạch dừa,..Tôi nhớ có lần bố tôi bảo nếu bạn nào muốn răng nhanh rụng khi thay răng mà không muốn bị đau thì ăn kẹo dừa, khi đó răng sẽ theo kẹo dừa và bị rụng ra. Đến mùa đông lạnh, được ăn món cơm nóng với thịt kho dừa thơm nức thì thật là tuyệt vời!
Cây dừa được biết đến là một loại cây có rất nhiều lợi ích và giá trị. Hiểu được điều đó, tôi thấy yêu thiên nhiên hơn và thêm nâng niu những thứ đang tồn tại xung quanh mình.
Tạo hóa sinh ra thiên nhiên, vạn vật và con người ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu. Trong thiên nhiên rộng lớn, có biết bao nhiêu loài cây, loài hoa, mỗi loại lại mang trong mình những vẻ đẹp và giá trị riêng. Cây cối ngoài tác dụng cung cấp oxi cho con người trong quá trình quang hợp thì còn rất nhiều những công dụng khác như làm thuốc chữa bệnh, làm đẹp, làm đồ dùng,…và cây dừa chính là một loại cây mang trong mình tất cả những tác dụng đó.
Cây dừa được trồng chủ yếu ở miền Tây đặc biệt là tỉnh Bến Tre, nhưng ở miền Bắc dừa cũng là một loại cây được trồng phổ biến. Kể đến tác dụng của cây dừa, thì chúng ta phải kể đến tác dụng trên từng bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả,..Từ xa xưa, các cụ thường dùng lá dừa để lợp mái nhà, mái bếp đặc biệt là ở vùng Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, thân dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ và nó còn được dùng để đánh răng. Đối với cây dừa, bộ phận có nhiều tác dụng nhất và ngày nay được mọi người vô cùng quan tâm đó là quả dừa. Trước kia, các bà, các mẹ dùng gáo dừa để múc nước gội đầu hoặc đồ thủ công mỹ nghệ, dùng xơ dừa để làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn và còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón. Còn bây giờ, các chị chủ yếu dùng nước dừa như một loại nước uống giải khát rất ngon, bổ và lại làm đẹp da. Phần cùi dừa thì dùng để làm các món ăn như thịt kho dừa, hoặc dùng để làm mứt dừa vào các dịp lễ Tết, sẽ hấp dẫn vô cùng. Cùi dừa có vị béo và bùi, trẻ con cũng rất thích được ăn món này. Đặc biệt là các món được chế biến từ cùi dừa như kẹo dừa, thạch dừa,..Tôi nhớ có lần bố tôi bảo nếu bạn nào muốn răng nhanh rụng khi thay răng mà không muốn bị đau thì ăn kẹo dừa, khi đó răng sẽ theo kẹo dừa và bị rụng ra. Đến mùa đông lạnh, được ăn món cơm nóng với thịt kho dừa thơm nức thì thật là tuyệt vời!
Cây dừa được biết đến là một loại cây có rất nhiều lợi ích và giá trị. Hiểu được điều đó, tôi thấy yêu thiên nhiên hơn và thêm nâng niu những thứ đang tồn tại xung quanh mình.
Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa quả. Thân chuối rỗng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn, v.v... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.