LN

Viết bài văn biểu cảm về bài thơ hồi hương ngẫu Thư

BA
15 tháng 12 2021 lúc 14:15

Tham khảo:
 

Cảm nghĩ về bài thơ Hồi hương ngẫu thư 

Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi nhân từ xưa đến nay. Nếu nỗi nhớ quê trong "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch là sự khắc khoải, da diết với ánh trăng vằng vặc của ngày xưa thì "Hồi hương ngẫu thư" của Lý Bạch khắc họa một nỗi buồn thương, nuối tiếc của một cố nhân về thăm chốn cũ. Bài thơ tuy đã lâu nhưng vẫn còn giá trị nổi bật với tình yêu quê hương đi sâu vào lòng người đọc.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Bài thơ mở đầu với một câu chuyện về một người con xa quê đã lâu, nay mới có dịp về thăm lại cố hương. Khoảng thời gian mấy chục năm mà ngỡ như mới hôm qua bởi với tác giả, hình bóng quê hương vẫn luôn nguyên vẹn và đủ đầy như thuở ấu thơ. Hai cặp từ đối lập: đi - về, trẻ - già cho thấy sự khắc nghiệt của thời gian, của tuổi tác và cả của hoàn cảnh sống. Khi tác giả ra đi, đó là thời trai trẻ đầy khí thế, với sức khỏe và niềm tin. Vậy mà khi ông trở lại, tuổi đã xế chiều, tóc đã điểm hoa râm. Có vậy mới thấy, trong giọng thơ của Hạ Tri Chương phảng phất một chút tiếc nuối, một chút bi thương cho thời gian khắc nghiệt, đã lấy đi những gì đẹp đẽ nhất, xuân sắc nhất của con người. Khắc nghiệt là thế, bi thương là thế nhưng đến câu thơ thứ hai, tác giả lại khiến người đọc bồi hổi bởi cụm từ "Hương âm vô cải":

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)

Bao nhiêu năm phiêu bạt cùng sương gió, con người đã khác xưa, khuôn mặt, mái tóc đã ít nhiều thay đổi, vậy mà có duy nhất một thứ không đổi thay đó chính là "giọng quê" thân thương mà trìu mến. Cái giọng quê - ấy chính là cái dấu hiệu nhận biết đặc biệt nhất, rõ ràng nhất tình yêu và sự thủy chung son sắt của con người dành cho quê hương. Phải là người yêu quê hương nhiều lắm mới có thể giữ gìn cái hồn của quê hương từ trong giọt máu, trong chính giọng nói của mình như vậy.

Tác giả yêu quê hương là thế, mong được trở về quê hương là thế. Vậy mà một sự việc xảy ra khiến ông không khỏi buồn thương, xót xa:

"Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai"

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)

Ôi chao, lời nói của con trẻ tưởng đùa mà hóa ra rất thật. Nó như chà xát vào vết thương lòng của tác giả, khiến ông nhận ra rằng mình đã không còn trẻ nữa. Sự khắc nghiệt của thời gian không chỉ in hằn trên năm tháng mà còn in hằn trong những kỉ niệm của ông về quê hương xứ sở. Tác giả tự nhận thấy rằng mình đã già, không còn chạy đua được với thời gian và sức trẻ. Đặt chân lên chính quê hương của mình nhưng ông buồn bã nhận ra, giờ đây mình chỉ còn là "vị khách" xa lạ, không ai biết mặt. Điều đó thật xót xa làm sao. Những thế hệ của ông nay đã già đi để nhường chỗ cho những thế hệ khác nối tiếp. Những bạn bè cùng trang lứa nay mỗi người một ngả, không còn gặp nhau hay tụ hợp như trước kia nữa. Càng nuối tiếc bao nhiêu, ta lại càng cảm nhận thấy sự khao khát muốn níu kéo thời gian của tác giả. Bởi chỉ có thời gian mới có thể giúp ông lưu giữ kỉ niệm, lưu giữ tình yêu sâu nặng của ông dành cho quê hương. Có vậy mới biết được tấm lòng sâu nặng của Hạ Tri Chương đối với quê hương của mình. Trong lòng con người luôn mang hình bóng của quê hương xứ sở, bởi vậy, họ cũng khát khao quê hương sẽ nhớ đến mình, nhớ đến người con yêu quê hương tha thiết. Đó là niềm khao khát nhân bản của một tấm lòng đẹp, một thi nhân luôn thiết tha với đời.

Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương trong bài thơ là một tình yêu bao la và vị tha. Tình yêu ấy luôn dào dạt trong trái tim ông dù ông biết quê hương đã nhiều đổi thay mà không còn nhớ đến mình. Từ đó, gieo vào lòng độc giả những thổn thức cùng sự đồng cảm, sẻ chia.

 

Bình luận (0)
H24
15 tháng 12 2021 lúc 14:15

Tham Khảo:

 

Chủ đề về quê hương là chủ đề được rất nhiều tác giả lựa chọn để đưa vào các tác phẩm của mình, chủ đề này cũng tạo nên tên tuổi cho rất nhiều các nhà văn, nhà thơ cho đến tận ngày nay. Trong các tác phẩm ấy, “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương vẫn luôn nổi bật, gây cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ qua bao thập kỉ dù chỉ là bài thơ được tác giả viết tình cờ trong ngày đầu tiên về thăm quê cũ mà ông không hề chủ định viết.

Hồi hương ngẫu thư

Mở đầu với hai câu khai đề, thừa đề, tác giả viết:

“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.”

Với cách sử dụng ba cặp từ trái nghĩa trong một câu thơ: “li-hồi, tiểu-đại, thiếu-lão”, nghĩa câu thơ cũng rất rõ ràng: tác giả rời quê khi còn trẻ và trở về khi đã là một ông già, câu thơ đã tóm tắt về cuộc đời của tác giả. Nó tóm tắt cuộc đời hơn 50 năm sinh sống, làm quan ở kinh đô Trường An, cũng giới thiệu cho người đọc biết được ông đã rời quê rất lâu, nay mới trở về. Sang câu thơ thứ hai, tác giả chia câu thành hai vế: một vế nói về cái thay đổi là thay đổi về diện mạo bên ngoài, một cái không đổi chính là giọng nói quê hương. Ông đã ở kinh đô hơn 50 năm nhưng giọng quê thì không hề đổi thay, chứng tỏ tunhf yêu mà ông dành cho quê hương mình sâu nặng đến nhường nào. Hai câu thơ đầu vừa kể, vừa tả đã giới thiệu cả quãng thời gian dằng dặc xa quê của tác giả, nói về sự kiện tác giả trở về quê, ta cũng thấy được quê hương trong tác giả là hình ảnh sâu sắc tới đâu.

 

Tiếp đó, tác giả tiếp tục đưa người đọc đến với mạch cảm xúc nối tiếp của bài với hai câu chuyển đề và hợp đề:

“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?”

Chắc chắn “ông già” Hạ Tri Chương sau hơn 50 năm mới trở về thăm quê sẽ có cảm giác bồi hồi, xúc động. Đặc biệt hơn, trong lần trở về này, ông đã gặp một tình huống bất ngờ mà chính ông cũng không lường trước được. Đó là khi trở về, những người đầu tiên ông gặp chính là lũ trẻ sinh sau đẻ muộn, chắc hẳn bố mẹ chúng cũng chẳng thể biết ông là ai bởi ông đã xa quê rất lâu rồi, lũ trẻ cũng vô cùng tò mò, hiếu khách nên đã hỏi ông từ đâu tới. Ông là con người của quê hương, cũng rất yêu quê hương, vậy mà giờ đây ông lại trở thành khách trên chính quê hương của mình. Tác giả từ ngạc nhiên, bỗng lại thấy rất ngậm ngùi, buồn tủi, mặc dù biết đó là sự thật, nhưng ông vẫn xót xa, tủi lòng. Bởi ông không hề nghĩ rằng, bản thân yêu quê như thế mà khi trở về lại thành khách, lại gặp tình huống vừa abats ngờ, vừa hài hước như thế. Có lẽ, đây cùng chính là nguyên nhân mà ông viết nên bài thơ này.

Bài thơ ngắn gọn, súc tích nhưng lại hàm chứa bao ý nghĩa, chất chứa bao tâm tư của tác giả khi trở về quê sau hơn nửa thế kỉ. Qua đó, tác giả tạo nên trong lòng mỗi người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nặng lòng với quê hương mà khó ai có thể có được. Chính điềunày đã làm nên thành công cho tác phẩm, mà cho tới tận bây giờ, khi nhắc đến Hạ Tri Chương, thì “Hồi hương ngẫu thư” hẳn là bài thơ không thể bỏ lỡ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết