Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất,
Tội trời đày ở nhân gian.
Con không được cười giễu họ,
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến,
Có cho thì có là bao.
Con không bao giờ được hỏi,
Quê hương họ ở nơi nào.
(...)
Mình tạm gọi là no ấm,
Ai biết cơ trời vần xoay,
Lòng tốt gửi vào thiên hạ,
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời (cho đi và nhận lại).
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với câu chủ đề sau đây: "Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người".
Cho đoạn văn sau:
Phải nói rằng, đến một trình độ phát triển nhất định, loài người mới sản xuất ra sản phẩm đặc biệt: đó là sách. Trước khi có chữ viết, con người có thể đã có những sáng tác truyền miệng, nhưng nền văn minh nhân loại chỉ bùng phát từ khi có chữ viết, nhất là từ khi chữ viết được sử dụng để ghi chép lại tất cả những giá trị văn minh. Những giá trị đó là những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm ứng xử xã hội, kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. Đó là những sáng tạo khác về mặt văn hóa, văn học, phong tục, tín ngưỡng, ... Và về sau, đó là những phát kiến khoa học- kĩ thuật. Sách giúp cho người đời sau học tập, kế thừa được người đi trước, giúp cho người nước này biết được thành tim của người nước khác để học hỏi, để cùng nhau tiến bộ. Sách chứa đựng nền văn minh, là sản phẩm của nền văn minh.
Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?
A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.
B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian
C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!
D. Cả ba đáp án trên.
Tìm hiểu văn bản "Chữ ta" (SGK trang 110) và trả lời câu hỏi
a. Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
b. Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận điểm đó.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và tình cảm ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và những kỹ năng này hoàn toàn có thể được đào tạo. Như kỹ năng đối phó và ứng xử với cảm xúc, tạo ra những mối quan hệ tích cực với người chung quanh. Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc. (…) Những nghiên cứu gần đây cho thấy hạnh phúc là nhân chứ không phải là quả. Có nghĩa là bạn hạnh phúc thì bạn sẽ giàu có hơn, nhiều bạn bè hơn và thịnh vượng hơn, chứ không phải vì bạn thịnh vượng hơn mà bạn hạnh phúc hơn. Tôi nghĩ con người phải quay về với chính mình, nhìn sâu vào bên trong mình, hãy dành thời gian lắng nghe mình. Nếu mình không lắng nghe mình thì chẳng có ai trên thế giới chấp nhận lắng nghe mình. Và nếu chúng ta không kết nối được với bản thân mình thì cũng không thể kết nối với người chung quanh. Kết nối với mình để mình kết nối với người khác chứ không phải sầu muộn. Cũng như sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” (Trích lời của Giáo Sư Hà Vĩnh Thọ, Giám đốc Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia của Bhutan) 1. Nêu chủ đề của đoạn văn bản trên. 2. Theo tác giả, con người cần làm gì để có hạnh phúc? 3. Tại sao tác giả cho rằng Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc? 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” không? Vì sao?
Đọc lại đoạn văn ở mục trước (Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi) và văn bản "Chữ ta" để trả lời câu hỏi.
a. Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm
b. Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế
Đọc đoạn văn bản (mục 1. 1 SGK trang 14) và trả lời câu hỏi:
a. Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b. Trong giao tiếp, các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?
c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
e. Mục đích của hoạt động giao tiếp là gì?
ĐỀ1: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi
“ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
1. Văn bản trên thuộc bộ phận nào của văn học Việt Nam?
2. Xác định phương thức biểu đạt chính ?
3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện phap đó?
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn ( 3-4 dòng) nói về sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất,
Tội trời đày ở nhân gian.
Con không được cười giễu họ,
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến,
Có cho thì có là bao.
Con không bao giờ được hỏi,
Quê hương họ ở nơi nào.
(...)
Mình tạm gọi là no ấm,
Ai biết cơ trời vần xoay,
Lòng tốt gửi vào thiên hạ,
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?