HN

Viết 1 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ trong đoạn trích sau :

 Mẹ tôi ngồi xếp bằng giữa đống hàng hóa bề bộn, tỉ mỉ đếm tiền bán hàng hôm nay. Học bài xong, tôi cất tập vở lên kệ rồi lom khom dọn mớ hàng lại một góc căn phòng trọ cuối dãy. Ngoài trời mưa rơi lắc rắc. Cơn giông ban nãy làm đứt dây điện ở đầu hẻm. Tôi với tay lấy nến trên kệ, đốt một ngọn, cắm ở giữa phòng. Mẹ nói tôi khỏi xếp, mai mẹ đi bán sớm, nhà cửa lại gọn ghẽ. Tôi cười khì, vẫn xếp. Tôi thích sự gọn gàng, ngăn nắp, dù chỗ ở của tôi với mẹ chỉ là một căn phòng thuê trong khu trọ của những người lao động, chiều chiều lại rộn rã tiếng nói cười.

“Năm nay cuối cấp, cố mà học để vào đại học”, mẹ nói với tôi bằng giọng ấm trầm. Mắt mẹ vẫn không rời mớ tiền trên tay. Nhìn xấp tiền dày vậy chứ toàn tiền lẻ, hai ngàn, năm ngàn, mười ngàn, gom lại thành xấp. Mẹ tôi tính toán kỹ càng, trừ tiền vốn, lời được bao nhiêu mẹ cất vào chiếc hộp gỗ, tờ nào theo tờ nấy. Tôi nhìn mẹ qua ánh nến. Mẹ tôi hiền lắm. Mái tóc mẹ xõa một bên vai, dù không còn suôn mượt và óng dài nhưng vẫn đủ để khắc đậm hình ảnh của mẹ tôi.

Mỗi sáng, tôi thức dậy đi học, mẹ gánh hàng rong đi bán trước cổng trường tôi, trước công ty may đối diện trường học. Mẹ thường kêu tôi đi trước, mẹ đi sau, hoặc ngược lại. “Đi chung với mẹ, bạn bè cười, tội nghiệp con”, mẹ tôi nói vậy. Giả bộ dụi dụi, trách gió thổi mạnh làm mắt tôi cay rát, tôi nói: “Bán hàng rong thì đã sao. Mình sống lương thiện, không hổ thẹn với lòng là được rồi, mẹ ha”. Mẹ tôi mỉm cười. Tôi thích những khi mẹ cười. Hai mẹ con bước đi. Đòn gánh trên vai mẹ lắc lư. Nắng vàng ngập lối.

Chúng tôi đã sống với nhau những tháng ngày bình yên như thế. Ngày mà chúng tôi về con phố này, thuê căn phòng trọ cuối dãy, sâu trong hẻm, là ngày sinh nhật lần thứ tám của tôi. Tám tuổi, tôi chưa biết nhiều về cuộc đời, chưa hiểu vì sao hồi ấy người sinh ra tôi bỏ tôi bơ vơ ở cái chợ còm dưới chân cầu bê tông. Hình bóng người đó cũng đã xa dần trong tôi tự lúc nào. Tôi không muốn nhắc tới, nhưng thi thoảng đầu óc trống rỗng tôi lại nhớ tới và nghĩ vu vơ. Chắc là người đó không thương tôi như mẹ. Chứ nếu thương tôi thì đâu nỡ bỏ tôi giữa chợ đời, đã nắm lấy tay tôi dù cuộc sống có khổ nghèo, dù người đời khinh khi, coi thường. Mẹ dặn tôi không được trách người sinh ra mình, dù là trong suy nghĩ. Có lẽ người đàn bà ấy có một niềm riêng gì đó, một nỗi khổ nào đó nên không thể nào bước tiếp cùng tôi.

Mẹ tôi luôn nhân hậu, ngay cả trong suy nghĩ lẫn hành động.

Tôi gọi mẹ là mẹ, thương mẹ vô cùng, dù chẳng phải máu mủ ruột rà. Nhiều lần nằm bên mẹ, trong những đêm mưa thốc trên mái tôn. Cả dãy trọ vắng tanh, chỉ có ánh đèn đường chăm chỉ hắt xuống con đường lát đá mấp mô. Mẹ hỏi tôi “Con có nhớ mẹ không?”. Tôi cười đáp: “Mẹ đang nằm kế bên con mà nhớ gì?”. Mẹ nói tiếp: “Không phải, mẹ ruột của con kìa”. Tôi lặng đi rồi thì thào: “Con không biết nữa. Nói nhớ cũng không đúng, mà nói quên cũng sai. Chắc tại lâu quá rồi, con không còn nhớ rõ đường nét trên khuôn mặt. Cả giọng nói và mùi hương trên cơ thể con cũng quên mất”.

Tôi gặp mẹ trong nắng chiều nhàn nhạt. Một người phụ nữ lỡ thời bán hàng rong dưới chân cầu đã rửa tay, rửa mặt cho tôi – khuôn mặt lấm lem vì bùn đất và vì tôi khóc nhiều sau khi lạc mất đôi tay ấm mềm.

“Về với mẹ, mẹ thương, mẹ nghèo thật nhưng mẹ sẽ nuôi con nên người” – Tôi không bao giờ quên câu nói ấy khi mẹ ôm tôi vào lòng. Vẫn cái cảm giác ấm áp và hạnh phúc như lần đầu mẹ ôm đứa trẻ cơ nhỡ vào lòng. Có tôi, đôi vai mẹ càng nặng quằn. Tuy vậy, chưa bao giờ mẹ để tôi thiệt thòi với chúng bạn.
AI GIẢI NHANH GIÚP MIK MÌNH VOTE 5 SAO NHA

 

NH
31 tháng 10 2023 lúc 22:35

hetcuu r em à

 

Bình luận (0)
BT
1 tháng 11 2023 lúc 11:40

Nói về Mẹ, không có từ ngữ nào có thể tả được hết vẻ đẹp và sự hy sinh, tình cảm yêu thương của mẹ giành cho các con của mình. Đã có biết bao bài thơ, bài văn viết về mẹ, nói lên những sự hy sinh cao cả của tình mẫu tử nhưng có rất ít bài nói về sự báo đáp của con với mẹ. “Gánh mẹ” của Trương Minh Nhật là một bài thơ thay vì quá đề cao công lao của mẹ thì đã hướng người đọc vào việc báo đáp công ơn của mẹ.

 

Điệp từ “Cho con gánh” đã lặp lại năm lần trong toàn bộ bài thơ. Lý do có câu nói đó là vì Mẹ đã cả đời gánh con. Không chỉ tần tảo nuôi con khôn lớn, không chỉ là ngọn núi vững chắc cho con dựa vào, không chỉ là những câu hát ru đưa con vào yên bình, Mẹ đã hy sinh vì con rất nhiều. Mẹ không phải là một danh từ riêng nhưng luôn được viết hoa một cách trang trọng dù đứng đầu câu, giữa câu hay cuối câu.

Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
……………
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan
………….
Thân cò lặn lội sớm mai thân gầy

 

Những câu thơ tuy với từ ngữ đơn giản nhưng đã miêu tả được những công lao to lớn của mẹ. Cả cuộc đời mẹ chỉ có con là trọng tâm. Mẹ gánh con cả cuộc đời, bất chấp gian nan, sương gió cuộc đời, lặn lội sớm mai. Người xưa thường nói “Một mẹ có thể nuôi được mười con nhưng mười con chưa chắc đã nuôi được một mẹ” quả đúng như vậy. Dù có sống hơn mẹ nửa đời người nhưng con cái chưa chắc đã báo hiếu hết được công lao cho mẹ.

vote t nhaa!

Bình luận (0)
PA
29 tháng 12 2024 lúc 12:03

lên chatgpt^^

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
BV
Xem chi tiết