Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?
A. Nhiệt năng của vật là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng của một vật là động năng và thế năng của vật
C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có.
D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Giải đáp ô chữ:
Hàng ngang
1. Tên hình thức truyền nhiệt trong chân không.
2. Tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn.
3. Tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng.
4. Đại lượng nhiệt có cùng đơn vị của năng lượng.
5. Đại lượng cho biết khả năng tỏa nhiệt của nhiên liệu khi cháy.
6. Khi đến trạng thái này nhiệt độ của các vật trao đổi nhiệt với nhau đều bằng nhau.
7. Tên của dạng năng lượng mà dễ dàng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng.
8. Tên một cách làm thay đổi nhiệt năng.
9. Đại lượng này có đơn vị là J/kg.K.
Hàng dọc được tô sẫm.
Tên dạng năng lượng thường gặp nhất ở chương II.
Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này có chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn không? Vì sao?
Nhiệt lượng là
A. một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
B. đại lượng chỉ xuất hiện trong sự thực hiện công.
C. phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt.
D. đại lượng tăng khi nhiệt độ của vật tăng, giảm khi nhiệt độ của vật giảm.
3a) Nhúng một cái muỗng đã được nung nóng vào một cốc nước lạnh. Nhiệt năng của cái muỗng và của cốc nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào hay không?
b) khi xoa hai bàm tay vào nhau ta thấy nóng lên, nhiệt năng của tay tăng lên do thực hiện công hay truyền nhiệt? Trong hiện tượng này, có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
Thí nhiệm của Jun trình bày trong phần “Có thể em chưa biết” của bài 27 (sách giáo khoa vật lí 8) cho thấy công mà quả nặng thực hiện làm quay các tấm kính kim loại đặt trong nước để làm nóng nước lên đúng bằng nhiệt lượng mà nước nhận được. Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào là không đúng?
A. Năng lượng được bảo toàn.
B. Nhiệt là một dạng của năng lượng.
C. Cơ năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng.
D. Nhiệt năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành cơ năng.
1. Một miếng sắt đặt nằm yên trên mặt đất.
a/ Miếng sắt tồn tại những dạng năng lượng nào? Vì sao?
b/ Nêu các cách làm thay đổi dạng năng lượng đó của miếng sắt?
giúp với, cô gần kiểm tra rồi,xin cảm ơn