Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy
của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
a. Hãy chỉ ra các từ láy và các phép liên kết trong câu chuyện trên.
b. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
c. Từ câu chuyện, em rút ra bài học gì?
Các bạn giúp mik với
Hãy viết đoạn văn(độ dài khoảng 6-8 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông
Có một ông già ăn xin đứng ở bến xe buýt. Ai đi qua ông cũng hô lên một câu. Một bà béo đi qua, ông ta nói “Lợn”. Trời! Xúc phạm người ta như thế mà cũng xin tiền.
Một người đàn ông đi đến, ông nói “Người”. Chẳng phải người thì là gì?
Người khác đi qua, ông nói “Trẻ con”. Trẻ con ? Liên quan gì ? Ông già này lạ thật.
Đứng một lúc, tôi vào quán ăn gần đó, gọi đĩa salad, ăn xong, tôi bước ra khỏi quán rồi đi trước mặt ông ta để xem ông già nói gì về mình.
“Rau” - Ông ấy nói.
Nhớ lại những gì ông ấy nói về những người vừa nãy. Tôi đột nhiên giật mình sợ hãi.
Tại sao?
câu này ko khó
“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”
1.Từ sự nhận thức của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên và trong cả văn bản, em rút ra bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống nếu em là một người có tài năng hoặc khi chứng kiến tài năng của người khác
Trong văn bản « Bức tranh của em gái tôi », nhà văn Tạ Duy Anh đã viết:
“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.
1. Từ sự nhận thức của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên và trong cả văn bản, em rút ra bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống nếu em là một người có tài năng hoặc khi chứng kiến tài năng của người khác?
Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.
Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi chiếc bình xuống sàn nhà, chiếc bình mà ông rất quý. Nó đã vỡ, khi ông nghe thấy tiếng động lạ, bèn chạy đến ngay. Tôi sợ ông la, liền đổ tội cho chú chó :”Thưa ông, cháu không có làm vỡ chiếc bình của ông đấy”. Ông đã cười thầm và đi chỗ khác. Tôi đã dọn dẹp chúng và chạy thật nhanh đến mẹ, kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ bảo :”Con hãy nhận lỗi và xin lỗi với ông ngay đi, mẹ nghĩ ông sẽ tha thứ cho con bởi vì con không cố ý mà”. Thế nhưng mà tôi vẫn còn lo sợ. Sáng hôm sau, khi ra về, tôi cảm thấy rất có lỗi với ông, tôi liền chạy vào và nói hết sự thật, cứ tưởng ông sẽ la tôi, thế mà ông lại cười và nói :”Thực ra, ông đã biết hết mọi chuyện nhưng ông chỉ muốn để cháu nhận lỗi thôi”.Và cuối cùng, tôi đã lên đường sau lời tạm biệt ông.
Từ đó trở đi, tôi rất cảm ơn ông vì đã cho tôi bài học đáng nhớ trong cuộc đời :”Đừng bao giờ nói dối”.
Các bạn hãy đánh giá bài viết của mình và xem nó có những lỗi sai chỗ nào nha.Cảm ơn các bạn
có 1 người ăn xin luôn thốt lên những câu nói rất lạ . có 1 bà béo đi qua thì ổng kêu là : lợn . một người khác đi qua thì ổng kêu là : người . lại thêm một người khác nữa đi qua , ổng kêu : trẻ con . tôi đang ăn trong một nhà hàng và nghĩ một lát nữa tôi sẽ đi ngang qua chổ ông ấy để xem ổng nói gì và ổng đã thốt lên : rau . nghe xong tôi giật mình . tại sao vậy ?
Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” nhà văn Tô Hoài đã viết:
Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
1.Trong đoạn trên nhân vật “tôi” là ai? Vì sao nhân vật “tôi” lại cho mình là giỏi? Qua đó em thấy nhân vật “tôi” có tính cách như thế nào?