TỰ TÌNH I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,(1)
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,(2)
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?(3)
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!(4)
(Hồ Xuân Hương thơ và đời– NXB Văn học, tr 38)
*Chú thích:
(1) Bom: mỏm đất
(2),(3) Mõ và chuông dùng trong nhà chùa có tác dụng làm nguôi dịu lòng người. Ở đây nhà thơ vận dụng khác, mõ thảm, chuông sầu không đánh mà vẫn vang lên những âm thanh khô khốc, ầm ĩ.
(4) Già tom: như già đanh
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 3. Tìm những từ ngữ trực tiếp diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 4. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa qua 2 câu thơ sau:
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ.
Câu 6. Từ bài thơ trên, nêu một thông điệp ý nghĩa nhất đối với bản thân.
Câu 7. Anh/chị hãy nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương trong bài thơ?
Câu 8. Từ thân phận của người phụ nữ trong bài thơ, hãy liên hệ với người phụ nữ trong xã hội ngày nay để thấy được sự khác biệt về thân phận của họ?
M.N làm giúp em. Em cảm ơn ạ!!!!!!!
1. thể thơ thất ngôn bát cú .
2. nvtt là người phụ nữ trong bài thơ ( chính tác giả )
3. từ diễn tả tâm trạng nv trong bài thơ :Oán hận , Thảm, Sầu, Rau rĩ , Khổng lồ
4. bptt : nhân hóa
tác dụng : làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đồng thời thể hiện sự sống động của các vật vô tri, giúp truyền tải cảm xúc buồn bã và cô đơn của nhân vật từ đó làm nổi bật nỗi khắc khoải và băn khoăn trong tâm hồn con người.
5. chủ đề hầu hết của các bài tự tình là : nỗi buồn và khát khao tình yêu