Câu “ Chiều nào cũng vậy,sau khi đi bộ tập thể dục trong công viên , ông bà tôi sẽ chăm sóc mảnh vườn nhỏ trên sân thượng” có….động từ.
-nhanh nhe-
BÀ TÔI
Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.
Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu :
– Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế ?
Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó :
– Bà ơi, bà về đi, bà về đi.
Và đưa tay vẫy vẫy bà.
Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn :
– Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à ?
Tôi vội vàng lắc đầu :
– Không phải thế, nhưng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”.
Tôi nhăn nhó :
– Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu : “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười.
Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn.
Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ !”. Nhiều lúc tôi kêu lên như thế.
Rồi một hôm, tôi cương quyết nói với bà :
– Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con.
Bà tôi cười :
– Lớn rồi ư ? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ ?
Nhưng dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen:
– Được rồi, sạch đấy, thơm đấy.
Tôi nhớ mãi có lần bà nói :
– Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa.
Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…
(Trần Huy Hoàng)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
1. Người bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu như thế nào ?
a. Dạy cháu học.
b. Mua quần áo đẹp cho cháu.
c. Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều.
2. Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa ?
a. Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá.
b. Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng.
c. Vì cả hai ý trên.
3. Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy ?
a. Vì bạn cho rằng mình đã lớn rồi.
b. Vì bạn thương bà vất vả.
c. Cả hai ý trên.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Phải biết giúp bà mọi việc cho bà đỡ vất vả.
b. Trẻ con không nên làm nũng người lớn.
c. Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình.
v LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1 :Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ.
Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…
Bài 2.Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi.
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 3.a) Hai câu cuối trong đoạn văn bài 1 là câu đơn hay câu ghép ?
……………………………………………………………………………………………………………..
b) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ.( lưu ý câu ghép chính phụ là câu ghép dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để nối kết giữa các vế câu ghép.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4 : a, Đặt một câu ghép trực tiếp và xác định cấu tạo câu.
……………………………………………………………………………………………….
b, Đặt một câu ghép có dùng từ nối để nối kết các vế câu và xác định cấu tạo câu.
………………………………………………………………………………………………..
Câu 7. Chọn từ đồng nghĩa với từ được in đậm để điền vào chỗ trống trong các câu văn sau:
a. Tôi cảm nhận được nỗi lưu luyến của bà tôi và cùng với cảm giác đó, tôi nhận ra vẻ hài lòng,
………….. ở ánh mắt bà.
(vui vẻ, mãn nguyện, phấn khởi)
b. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp các chỏm núi như quyến luyến ……............ (bịn rịn, lưu luyến, quấn quýt)
Điền các cặp QHT vào chỗ trống
a, ... tôi học hành vất vả cả tuần ... chiều thứ bảy mẹ cho tôi đi chơi công viên nước
b, ... ông bà tôi đã già yếu ... cả nhà tôi thường về thăm ông bà cuối tuần
c, ... chiều tối nào anh cũng chạy 30-45 phút ... anh tôi làm việc dẻo dai
Câu 1: Câu nào sau đây là câu ghép:
A. Chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc.
B. Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc
C. Hôm nay, tôi đi học và đi chơi thể thao.
D. Hôm nay, tôi và Nam cùng đi học
Câu 2: Từ vất vả trong câu: "Tôi không nghĩ gia đình mình đã trải qua những ngày tháng vất vả như thế." Thuộc từ loại gì?
A. tính từ
B. động từ
C. danh từ
D. đại từ
Câu 3: Câu sau thuộc kiểu câu gì?
"Ôi ! Khung cửa sổ nhỏ ! Hà yêu nó quá !"
A. câu hỏi
B. câu khiến
C. Câu kể
D. Câu cảm
bộ phận giữ chức vụ trong câu "bà tôi dang tay ôm chầm lấy chúng tôi vào lòng " là
A Bà tôi B bà C bà tôi dang tay ôm D bà tôi dang tay ôm chầmCâu nào dưới đây có từ “bà” là đại từ?
A. Bà của Lan năm nay 70 tuổi.
B. Bà ơi, bà có khỏe không?
C. Lâu lắm rồi tôi mới có dịp về quê thăm bà tôi.
D. Tiếng bà tôi nói rất vui vẻ, dịu dàng và trầm bổng.
Câu 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Hai ông cháu tôi đang tưới cây thì bà đi chợ về. Trong làn kĩu kịt bao nhiêu là thứ. Bà thở dốc, mặt tai tái và trán lấp dấp mồ hôi.Ông bảo bà bị cảm nắng và cuống quýt lấy khăn ấm lau mồ hôi, đánh gió cho bà. Một lúc thì bà bảo : “ Tôi đỡ nhiều rồi. Để tôi dạy đi làm cơm cho lũ trẻ kẻo chúng đói lắm rồi !". ông cháu tôi cùng đáp : “Bà nằm nghỉ đi ! Thử để cho ông cháu tôi trổ tài nấu bếp một hôm xem nào !”. Bà đồng ý, nhưng rồi đến bữa, bà phải cười chảy nước mắt vì những món đặc sắc có một không hai của mấy ông cháu tôi : món thịt chiên cháy đen, món cá rán nát nhừ, món canh thừa muối, mựn đến rụt lưỡi... Bà bào : “ Lỗi tại bà rồi. Để bà phái dạy lũ cháu gái môn nữ công gia chánh mới được.”. Ông gật gù : “Bà nói có lí”
(Theo Lê D
Nhân vật chính trong đoạn văn là những ai ? Tính cách các nhân vật được miêu tả như thế nào ?
Câu 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Hai ông cháu tôi đang tưới cây thì bà đi chợ về. Trong làn kĩu kịt bao nhiêu là thứ. Bà thở dốc, mặt tai tái và trán lấp dấp mồ hôi.Ông bảo bà bị cảm nắng và cuống quýt lấy khăn ấm lau mồ hôi, đánh gió cho bà. Một lúc thì bà bảo : “ Tôi đỡ nhiều rồi. Để tôi dạy đi làm cơm cho lũ trẻ kẻo chúng đói lắm rồi !". ông cháu tôi cùng đáp : “Bà nằm nghỉ đi ! Thử để cho ông cháu tôi trổ tài nấu bếp một hôm xem nào !”. Bà đồng ý, nhưng rồi đến bữa, bà phải cười chảy nước mắt vì những món đặc sắc có một không hai của mấy ông cháu tôi : món thịt chiên cháy đen, món cá rán nát nhừ, món canh thừa muối, mựn đến rụt lưỡi... Bà bào : “ Lỗi tại bà rồi. Để bà phái dạy lũ cháu gái môn nữ công gia chánh mới được.”. Ông gật gù : “Bà nói có lí”
(Theo Lê Duy)
a) Đoạn văn trên là văn miêu tả hay văn kể chuyện?