Các hiện tượng trong các đáp án B,C,D đều là do đột biến
Thường biến sự biến đổi kiểu hình phụ thuộc vào môi trường
Đáp án A
Các hiện tượng trong các đáp án B,C,D đều là do đột biến
Thường biến sự biến đổi kiểu hình phụ thuộc vào môi trường
Đáp án A
Có bao nhiêu ví dụ sau đây nói về thường biến?
(1) Trên cây hoa giấy đó xuất hiện cành hoa trắng.
(2) Cây bàng rụng lá về mùa đông, đến mùa xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(3) Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng.
(4) Một số loài thú ở xứ lạnh có bộ lông dày, màu trắng vào mùa đông; mùa hè có bộ lông thưa, màu vàng hoặc xám.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho một số hiện tượng gặp ở sinh vật sau:
1. Giống lúa lùn, cứng có khả năng chịu được gió mạnh.
2. Cây bàng và cây xoan rụng lá vào mùa đông.
3. Cây ngô bị bạch tạng.
4. Cây hoa anh thảo đỏ khi trồng ở nhiệt độ 35°C thì ra hoa màu trắng.
Những hiện tượng nào là biến dị thường biến?
A. 2,4.
B. 1,2.
C. 1,3
D. 2,3
Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên
1. Lúa lùn, cứng, có khả năng chịu được gió mạnh
2. Bàng và xoan rụng lá vào mùa đông
3. Cây ngô bị bạch tạng.
4. Cây hoa anh thảo đỏ thuần chủng khi trồng ở 35oC thì ra hoa màu trắng. Những biến dị thường biến là
A. 1 ,2
B. 1,3
C. 2,3
D. 2,4
Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Các cây hoa trắng này có thể là:
(1) dạng đột biến thể không.
(2) cây có kiểu gen Bb bị đột biến mất đoạn NST chứa B.
(3) dạng đột biến thể một nhiễm.
(4) cây có kiểu gen bb sinh ra từ sự kết hợp giữa giao tử b (do đột biến gen B thành b) của cây hoa đỏ thuần chủng với giao tử b của cây có kiểu gen Bb.
Có bao nhiêu giải thích đúng về sự xuất hiện của các cây hoa màu trắng:
A. 3.
B. 4
C. 2.
D. 1.
Cho các hiện tượng sau đây:
(1) Màu sắc hoa Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylia) thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: Nếu pH ≤ 5 thì hoa có màu xanh, nếu pH = 7 thì hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7,5 thì hoa có màu hồng, hoa cà hoặc đỏ.
(2) Trong quần thể của loài bọ ngựa (Mantis reỉgỉosa) có các cá thể có màu lục, nâu hoặc vàng, ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô.
(3) Loài cáo Bắc cực (Alopex lagopus) sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.
(4) Lá của cây vạn niên thanh (Dieffenbachia maculata) thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
Có bao nhiêu hiện tượng nêu trên là thường biến (sư mềm dẻo kiểu hình)?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Cho các hiện tượng sau đây:
(1) Loài cáo Bắc cực sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.
(2) Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
(3) Trong quần thể của loài bọ ngựa có các cá thể có màu sắc khác nhau như màu lục, nâu hoặc vàng, giúp chúng ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô.
(4) Màu hoa Cẩm tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.
Các hiện tượng được gọi là thường biến bao gồm:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
Ở người, bệnh bạch tạng do một alen đột biến lặn. Những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hai vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Có thể giải thích cơ sở của hiện tượng trên như sau
A. gen bạch tạng ở mẹ và bố khác nhau nên đã tương tác gen cho con bình thường.
B. đã có sự đột biến gen lặn thành gen trội nên cho con không bị bệnh.
C. do môi trường không thích hợp nên thể đột biến không biểu hiện bạch tạng.
D. do đột biến nhiễm sắc thể làm mất đoạn chứa alen bạch tạng nên con bình thường.
Có bao nhiêu ví dụ nào sau đây là thường biến?
(1) Người lên sinh sống ở vùng núi cao có số hồng cầu tăng.
(2) Do nhiễm phóng xạ nên người bị hồng cầu hình liềm.
(3) Hoa cẩm tú cầu có thể thay đổi màu sắc khi thay đổi độ pH đất.
(4) Tắc kè hoa biến đổi màu sắc theo môi trường.
(5) Cây rau mác khi sống trên cạn có lá hình mũi mác còn khi ngập nước lá có dạng bản dài.
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với một cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là đột biến nào sau đây?
A. Thể một
B. Thể không
C. Thể bốn
D. Thể ba
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi 4 cặp gen (Aa, Bb, Dd, Ee). Sự tương tác giữa các gen này được biểu thị bằng sơ đồ sau:
Khi có đồng thời sắc tố đỏ và sắc tố vàng thì hoa sẽ có màu cam. Khi không có sắc tố đỏ và vàng, hoa có màu trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của tính trạng màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho các phát biểu sau:
(1) Có 4 phép lai giữa cây hoa đỏ dị hợp hai cặp gen với cây hoa vàng dị hợp hai cặp gen không cho ra được cây hoa màu cam.
(2) Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình hoa màu cam.
(3) Tính theo lý thuyết, ở đời con của phép lai giữa những cây hoa màu cam dị hợp tất cả các cặp gen, cây hoa màu vàng xuất hiện với tỉ lệ 27/256.
(4) Tính theo lý thuyết, phép lai giữa những cây hoa màu đỏ đồng hợp 2 cặp gen trội với cây hoa màu vàng đồng hợp hai cặp gen trội cho đời con 100% hoa màu cam.
Có bao nhiêu phát biểu ở trên đúng?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2