Tại sao chàng trai không dẫn cưới bằng trâu bò mà lại dẫn cưới bằng con chuột béo?
A. Vì chúng đều là thú bốn chân
B. Vì họ nhà gái kiêng trâu bò
C. Vì chàng trai nghèo
D. Tất cả đều đúng
Trong bài ca dao số 1, con vật được dẫn cưới nào sau đây gợi được tiếng cười sảng khoái nhất?
A. Con voi
B. Con trâu
C. Con chuột
D. Con bò
Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi:
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo.
- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dỉ dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
Cho bài ca dao :
“Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây.”
1. Biện pháp tu từ trong bài ca dao là ?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nói quá
2. Tâm sự của bài ca dao trên là tâm sự của ai với ai?
A. Em với chị. B. Người yêu với người yêu
C. Anh với em D. Chàng với nàng
3. Tâm sự trên được thể hiện ở yếu tố nào ?
A. Cách miêu tả giếng nước
B. Mối quan hệ giữa giếng sâu và gầu dài
C. Thể thơ và cách ngắt nhịp của bài ca dao
D. Hình ảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình
4. Nối cột A với cột B sao cho đúng.
Biện pháp tu từ nào dưới đây giúp biểu đạt một cách sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai?
A. Ẩn dụ, hoán dụ và so sánh.
B. Hoán dụ, điệp ngữ và nhân hóa.
C. So sánh, ẩn dụ và điệp ngữ.
D. Nhân hóa, điệp ngữ và ẩn dụ.
Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng với ca dao hài hước?
A. Tiếng cười tự trào trong ca dao vui vẻ, hồn nhiên.
B. Tiếng cười châm biếm, phê phán trong ca dao sắc sảo, sâu cay.
C. Ca dao hài hước nói lên sự thông minh, hóm hỉnh và tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động cho dù cuộc sống thời xưa của họ còn nhiều vất vả, lo toan.
D. Ca dao hài hước là những bài học về đối nhân xử thế.
Câu nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?
A. Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động.
B. Ca dao là những tiếng hát than thân, nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc đời vất vả.
C. Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động.
D. Ca dao đúc kết kinh nghiệm sống của người lao động.
Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?
c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của "anh" có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
Đọc các bài ca dao (câu 1, SGK trang 135) và trả lời:
a. Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,.. không chỉ là thuyền, bến ,... mà con mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?
b. Thuyền bến (câu 1) và cây đã, bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?