Bài 3 : Các quốc gia cổ đại Phương Đông

LV

Trình bày sự ra đời của Lịch pháp và thiên văn học, chữ viết ở quốc gia cổ đại Phương Đông. So sánh điểm giống và khác nhau của Lịch VN

LT
2 tháng 11 2018 lúc 15:11

* Sáng tạo chữ viết:
- Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má…) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.

* Thiên Văn:
- Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ.

* Lịch pháp
- Vào thời kì này, người Lưỡng Hà sử dụng lịch Mặt Trăng và Mặt Trời kết hợp, mỗi tháng có đến 29 hoặc 30 ngày và bắt đầu vào buổi tối khi lưỡi liềm của trăng non xuất hiện. Năm bắt đầu từ mùa xuân và gồm 12 hoặc 13 tháng Mặt Trăng. Các tháng phụ được cộng thêm vào sao cho ngày đầu tiên của năm trùng với kỳ lúa đại mạch chín, cứ một chu kì 19 năm, bảy tháng phụ lại được thêm vào

* Năm dương lịch : được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời.

- Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường.

Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.

* Năm âm lịch:

- Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
YN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
T1
Xem chi tiết
T1
Xem chi tiết