Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

LL

TRình bày những nét chính về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA cuối thế kỉ XĨ đầu thế kỉ XX. Tại sao tất cả các phong trào này đều thất bại ?

H24
10 tháng 12 2018 lúc 13:01
In-đô-nê -xi-a: Nhiều tổ chức yêu nước ra đời. Năm 1905 thành lập công đoàn xe lửa, 1908 Thành lập hội liên hiệp công nhân. Chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi. Và đến tháng 5-1920, Đảng cộng sản thành lập để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Phi-lip-pin: Năm 1571 Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin. Nhân dân liên tục đứng lên đấu tranh. Nước cộng hòa thành lập. Sau đó Mĩ nhảy vào, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, áp đặt CNTD khiến cho nhân dân lại phải đứng lên chống Mĩ. Ba nước Đông Dương: Ở Cam-pu-chia: 1863-1866 có khởi nghĩa do A cha-xoa lãnh đạo ở Ta-keo, năm 1866-1867 có khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê, liên kết với Việt Nam. Ở Việt Nam: Có khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phong trào “Cần vương”, k/n nông dân Yên Thế… Ở Lào: 1901 ND Xa-van-na-khét k/n do Pha-ca-đuốc lãnh đạo. 1907 nhân dân Bô lô ven khởi nghĩa lan sang VN. Miến Điện (Myanma) : Năm 1885 kháng chiến chống thực dân Anh bùng nổ.

=> Mặc dù phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, đêu dẫn đến một kết quả là thất bại. nguyên nhân của sự thất bại đó chính là vì kẻ thù rất mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp, đầu hàng, làm tay sai cho giặc. Các cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
TD
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết