Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước

SK

trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về hồ xuân hương ( tiểu sử , cuộc đời, văn nghiệp )

LU
29 tháng 9 2016 lúc 18:15

Hồ Xuân Hương(?-?) lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Điễn(1704-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm

( Mình chỉ biết nhiêu đây thôi, mong là giúp được bạn

Bình luận (0)
LU
29 tháng 9 2016 lúc 18:16

Hồ Phi Diễn nhé bạn, mình nhấn nhầm

 

Bình luận (0)
H24
29 tháng 9 2016 lúc 18:22

lên mạng mà tra bạn , đầy dẫy ra!!!!hihi

Bình luận (1)
NT
10 tháng 10 2017 lúc 21:16

lẽ- Tiểu sử : ( ?-?). Có giả thiết cho rằng bà là con Hồ Phi Diễn, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở gần Hồ Tây, Hà Nội. Về sau có thi sĩ Xuân Diệu mạo muội tôn bà làm Bà Chúa Thơ Nôm.

- Cuộc đời : bà trải qua 2 đời chồng. Từng làm vợ lẽ của ông Tổng Cóc, của Tú tài Phạm Viết Ngạn.

- Văn nghiệp : + những tác phẩm nổi tiếng, được đưa vào giảng dạy : Bánh trôi nước và Tự tình 2 ở THCS và THPT.

* 1 vài điều thú vị về Hồ Xuân Hương : - phong cách trong sáng tác thơ của bà được gọi là “ thanh thanh tục tục”.

- thơ luôn được trình bày theo “ thất ngôn bát cú” hoặc “ thất ngôn tứ tuyệt”.

- bút pháp điêu luyện, chữ Nôm đặc sắc hơn chữ Hán.

Bình luận (0)
MS
10 tháng 10 2017 lúc 21:18

1. Tiểu sử
Hồ Xuân Hương (chữ Hán:胡春香, 1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục".

2. Tiểu sử

Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc (佳人遺墨) của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ. Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822.

3. Văn nghiệp

Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc” Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng. Lưu Hương Kí là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà. Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ… trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và đặc sắc. X.Diệu đánh giá thơ Hồ X.Hương là "tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân". Xuân Hương là một nữ sĩ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng “vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ của
bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự” Thơ Xuân Hương cũng rắc rối, phức tạp như chính cuộc đời bà. Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu
truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản. Số thơ Nôm lâu nay được coi là của nữ sĩ khoảng năm mươi bài. Ðây là tập thơ Nôm luật Ðường xuất sắc của nền văn học dân tộc (Tập thơ Xuân Hương thi tập) Ngoài tập thơ này còn có tập thơ Lưu Hương ký mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai. Có thế nói “Sự nghiệp của Hồ Xuân Hương là ngọn hải đăng” như lời đề tựa thứ hai của tuyển tập Hồ Xuân Hương bằng
tiếng Pháp. o0o Nguồn : Wikipedia.com và soanbaionline.net
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết