Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 29
Số lượng câu trả lời 136
Điểm GP 9
Điểm SP 284

Người theo dõi (78)

NA
DT
DH
LL

Đang theo dõi (227)

LO
GA

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’ mã hóa 5 axit amin. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’AXG3’ quy định Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 6 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 30 axit amin Pro.

II. Nếu gen A phiên mã 3 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 5 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 15 axit amin Thr.

III. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 10 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 100 axit amin Cys.

IV. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 4 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 20 axit amin Ile.

A. 1.

B. 3

C. 2

D. 4.

Câu trả lời:

"Cảnh khuya" là một bài thơ tứ tuyệt gọn gàng của Hồ Chí Minh. Bài thơ được sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp (1946-1954)

Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, đồng thời lại thể hiện được tâm hồn nhạy cảm, tình cảm gắn bó với thiên nhiên của con người Hồ Chí Minh.

Mở đầu bài thơ, cảnh đêm thiên nhiên rất đẹp:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Bước vào thế giới nghệ thuật của bài thơ, ta như lạc vào thế giới của cảnh tiên vừa có trăng, lại vừa có hoa.

Âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại mơ hồ êm dịu, đưa đến cho người đọc cái cẩm giác lâng lâng dịu ngọt thật dễ chịu.

Cảnh đêm không chỉ đẹp mà còn rất thi vị bởi sự hòa quyện quấn quít với nhau:

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Hai câu thơ cuối không phải những miêu tả cảnh đẹp của đêm khuya mà là thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong đem thanh vắng:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa nhủ vì lo nỗi nước nhà"

Giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, Bác Hồ đã xuất hiện với một tâm trạng thao thức, băn khoăn và không ngủ được.

Đọc đến câu thơ cuối cùng ta như được chìm sâu vào trong bức tranh kiệt tác ấy, câu thơ cuối cùng cũng làm cho chúng ta vô cùng xúc động, "người chưa ngủ" không phải chỉ vì một lí do say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên mà còn vì một lí do khác nữa đó là người đang lo cho vận mệnh của đất nước, của dân tộc.

Ở ngoài đời, Bác Hồ là một nhà cách mạng lớn, là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Nhưng qua bài thơ ta còn hiểu thêm ở Bác một khía cạnh khác : một nhà thơ lớn.

Bài thơ không chỉ giúp cho ta yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên mà còn biết cảm phục, kính yêu tâm hồn và con người Bác hơn nữa.

 

Bài này là mik tự làm đó. Có j thì nhận xét nhế.