NH

trình bày đặc điểm , nơi phân hóa , và giá trị sử dụng của 3 nhóm đất chính ?

NK
8 tháng 7 lúc 16:07

a) Nhóm đất feralit

* Phân bố:

- Nhóm đất Feralit chiếm diện tích lớn nhất nước ta (hơn 65% diện tích đất tự nhiên).

- Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700 m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

* Đặc điểm:

- Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.

- Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

- Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

* Giá trị sử dụng:

- Trong lâm nghiệp: đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, bạch đàn, xà cừ, keo,… và nhiều loại cây gỗ lớn,…

- Trong nông nghiệp: đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê cao su,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…); cây ăn quả (bưởi, cam, xoài,...),…

b) Nhóm đất phù sa

* Phân bố:

- Chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên.

- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

* Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng.

- Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng:

+ Đặc tính: ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

+ Phân loại: đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) được bồi phù sa hằng năm và đất trong đê không được bồi phù sa hằng năm.

- Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long được chia thành ba loại chính là:

+ Đất phù sa ngọt có độ phì cao, phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu;

+ Đất phèn phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau;

+ Đất mặn phân bố thành một dải ven biển.

- Đất phù sa ở dải đồng bằng ven biển miền Trung có độ phì thấp hơn, nhiều cát, ít phù sa sông do biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành.

* Giá trị sử dụng:

- Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

- Trong thủy sản:

+ Đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản.

+ Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản.

+ Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

c) Nhóm đất mùn trên núi

* Phân bố: nhóm đất mùn trên núi phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.

* Đặc điểm:

- Đất giàu mùn (do: hình thành trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao, nhiệt độ thấp khiến quá trình phong hoá, phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm)

- Tầng đất mỏng (do: độ dốc lớn)

# Khanh #

Lưu ý , thông tin tự chắt lọc sẽ có sai sót !

Bình luận (6)
NL
8 tháng 7 lúc 16:13

Tham khảo :

Nước ta có ba nhóm đất chính:

* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.

– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.

– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).

– Thích hợp trồng cây công nghiệp

* Nhóm đất mùn núi cao:

– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%

– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

* Nhóm đất phù sa sông và biển:

– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.

– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..

– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

Bình luận (1)
VH
14 tháng 7 lúc 6:50

$-$ Nhóm đất Feralit:

$+$ Phân bố `->` rộng rãi ở vùng núi và trung du.

$+$ Đặc điểm `->` chua, nghèo mùn, thích hợp trồng cây lâu năm, lúa nước (có điều kiện thủy lợi tốt), chăn thả gia súc.

$-$ Nhóm đất mùn núi cao:

$+$ Phân bố `->` vùng núi cao, rừng đầu nguồn.

$+$ Đặc điểm `->` tơi xốp, phì nhiêu, thích hợp trồng cây ôn đới, rau, hoa.

$-$ Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển:

$+$ Phân bố `->` đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, ven biển.

$+$ Đặc điểm `->` phì nhiêu, thích hợp trồng lúa nước, cây công nghiệp, rau, hoa, cây ăn quả.

$#haeng2010$

Bình luận (0)
AN
27 tháng 7 lúc 20:31

Việt Nam có ba nhóm đất chính là: đất phù sa, đất feralit và đất mặn. Dưới đây là đặc điểm, nơi phân bố và giá trị sử dụng của từng nhóm đất:

Đất phù sa:

Đặc điểm:

Màu sắc: Thường có màu nâu, xám hoặc vàng nhạt.Kết cấu: Mềm, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng.Thành phần cơ giới: Chủ yếu là cát, bùn và sét.

Nơi phân bố:

Chủ yếu ở các đồng bằng lớn như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.Các vùng ven sông, suối.

Giá trị sử dụng:

Rất thích hợp cho trồng lúa nước.Có thể trồng nhiều loại cây hoa màu, cây ăn quả và rau.Được sử dụng để cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của các loại đất khác.

Đất feralit:

Đặc điểm:

Màu sắc: Đỏ hoặc vàng do chứa nhiều oxit sắt và nhôm.Kết cấu: Khá cứng, dễ thoát nước.Thành phần cơ giới: Chủ yếu là sét, ít chất hữu cơ và dinh dưỡng.

Nơi phân bố:

Các vùng đồi núi trung du và miền núi như Tây Nguyên, Đông Bắc, Tây Bắc.

Giá trị sử dụng:

Thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè.Có thể trồng rừng, cây ăn quả trên đất feralit sau khi cải tạo.

Đất mặn:

Đặc điểm:

Màu sắc: Thường có màu xám hoặc đen.Kết cấu: Cứng, không thấm nước, nhiều muối hòa tan.Thành phần cơ giới: Chủ yếu là sét, rất ít cát và bùn.

Nơi phân bố:

Chủ yếu ở các vùng ven biển như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh ven biển miền Trung.

Giá trị sử dụng:

Thích hợp cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm.Có thể trồng các loại cây chịu mặn như cây lúa mặn, cây có múi sau khi được cải tạo.Thích hợp để trồng rừng ngập mặn.
Bình luận (0)