KD

Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Số nhận định đúng về mối quan hệ giữa các loài:

(1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi

(2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.

(3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm (hãm sinh).

(4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.

(5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh.

(6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ.

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

DC
12 tháng 6 2018 lúc 7:13

Đáp án C

Ý 1. Đúng> Chim mỏ đỏ ăn ve bét => quan hệ vật dữ con mồi

Ý 2. Đúng. Ngựa vằn cung cấp nguồn thức ăn là ve bét cho chim, chim mỏ đỏ tiêu diệt côn trùng cho ngựa + cả hai bên cùng có lợi nên là quan hệ hợp tác.

Ý 3. Đúng. Ngựa vằn vô tình đánh thức côn trùng là nguyên nhân gián tiếp để côn trùng bị tiêu diệt => quan hệ ức chế cảm nhiễm.

Ý 4. Đúng. Chim diệc ăn côn trùng vì vậy là quan hệ vật dữ con mồi

Ý 5. Đúng. Ngựa vằn vô tình cung cấp thức ăn cho chim diệc, chim diệc có lợi, ngựa vằn không có lợi cũng không có hại => quan hệ hội sinh

 Ý 6. Đúng. Ve bét sống bám trên ngựa vằn, gây hại cho ngựa vằn => đây là quan hệ kí sinh, vật chủ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết