“Cái ấn tượng ghi sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, …bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2. Trong đoạn văn, người mẹ mong muốn điều gì?
Câu 3. Tìm ba câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn về thầy cô, bạn bè và mái trường.
Câu 4. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Chia sẻ về ngày đầu tiên đi học vào lớp Một của em.
add_a_photo
Mọi người đọc đi, hay lắm;
Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì.
- Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI".Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và nghỉ mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý đã trượt chân rơi xuống một vũng lầy và dần dần lún sâu xuống. Nhưng người kia đã kịp thời cứu được anh.
- Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dòng chữ: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI".
Người bạn kia thấy vậy liền hỏi: "Tại sao khi tôi tát cậu, cậu lại viết chữ lên trên cát còn bây giờ cậu lại khắc chữ lên một tảng đá?".
Và câu trả lời anh ta nhận được là:
"Khi ai đó làm chúng ta đau đớn thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi."
Câu 1:
MẸ VÀ QUẢ
Nguyễn Khoa Điềm
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả mọc rồi lại lặn
Như mặt trời khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?
b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
Câu 2.
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh (Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
Câu 1 : " Tôi yêu Sài Gòn da diết ..... Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào , vào buổi chiều lộng gió nhớ thương , dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ . Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang iu iu buồn bã , bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh .Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn .Tôi yêu phố phường náo động , dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm . Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu , thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở .
a, Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào ? Phân tích tác dụng
b,Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn .
Giúp mik vs ! Mik sẽ tk cho mỗi người 3 tik
Câu 1:Qua 2 văn bản "Cổng trường mở ra" và "Mẹ tôi" em có suy nghĩ gì về hình ảnh của người mẹ.
Câu 2:Trình bày cảm nhận của em về 8 bài ca dao dân ca đã học.
Câu 3:Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh "Bánh trôi nước" trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Câu 4:a)Em có nhận xét gì về quan cảnh Đèo Ngang
b)Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ bà Huyện Thanh Quan qua 4 câu thơ cuối trong bài thơ "Qua Đèo Ngang"
Tất cả viết dưới dạng đoạn văn nhá.
Mong các bạn giúp mình,thứ 7 nộp bài rồi.
Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:
Ôi, em Thủy! tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
(Khánh Hoài)
Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
(Hà Đình Cẩn)
Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:
Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
(Băng Sơn)
Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
(Xuân Diệu)
Câu 3. Tại sao trong thơ, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng kiểu câu rút gọn?
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Thươngngười như thể thương thân. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Một mặtngười bằng mười mặt của. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).
Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng:
Ôi, em Thủy! tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
(Khánh Hoài)
Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
(Hà Đình Cẩn)
Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:
Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
(Băng Sơn)
Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
(Xuân Diệu)
Câu 3. Tại sao trong thơ, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng kiểu câu rút gọn?
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Thươngngười như thể thương thân. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Một mặtngười bằng mười mặt của. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư, ngay sau tôi là một phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên…
Chỉ còn vài phút nữa là đến giờ đóng cửa. Dòng người xếp hàng chậm chạp nhích từng bước một. Và nhân viên bưu điện đã thông báo đóng cửa ngay sau khi đến lượt người phụ nữ đó, tức là trước tôi. Điều đó có nghĩa hôm nay tôi không thể gửi thư được, chỉ vì tôi đã nhường cho người phụ nữ đó xếp hàng trước mình.
Tôi cảm thấy thật sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ của mình cho người khác. Tôi lại càng khó chịu hơn khi nghĩ đến việc phải quay trở lại vào ngày mai. Chợt người phụ nữ quay sang tôi và nói: “Tôi cảm thấy rất ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi”.
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm thấy được sự quan tâm của mình đến với mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
(Nguồn: Theo Internet)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?
Câu 2: Ý nghĩa mà em nhận được từ câu chuyện ở văn bản trên là gì?
Câu 3: Chỉ ra 02 câu ghép có trong văn bản trên và phân tích cấu trúc của các câu ghép đó.
Câu 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng từ ý nghĩa của câu chuyện trên.
Viết đoạn văn ngắn từ 10-15 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản “ Mẹ tôi”, trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy, một từ ghép.