H24

Trả lời các câu hỏi trong sgk 8 tập 2 

Giúp mk nhé

WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:01

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

    Tiền đề của bài, tác giả khẳng định những chân lý:

   + Sự tồn tại độc lập về lãnh thổ, chủ quyền.

   + Có phong tục, tập quán.

   + Có nền văn hiến lâu đời.

   + Có lịch sử độc lập với nhiều triều đại.

   → Khẳng định sự tồn tại độc lập của quốc gia bằng lòng tự tôn, niềm tự hào dân tộc.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:01

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

  - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua hai câu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

  - Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.

   + Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.

   + Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.

   + "yên dân" là thương dân, lo cho dân

   + "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).

   → Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:02

Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:

   + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

   + Phong tục tập quán

   + Lịch sử hình thành và phát triển riêng

   + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

   - Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

   - Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

   + Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:02

Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện qua:

   - Cách sử dụng từ ngữ: khẳng định được sự tồn tại lâu đời, hiển nhiên về nhiều phương diện.

   - Thể cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu, có đối, các câu dài ngắn không bị gò bó, các cặp có ai vế đối nhau.

   - Lời lẽ có tính hùng biện, lập luận đanh thép, lí luận sắc bén.

   - Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:02

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi trong đoạn này thể hiện rõ ở cách lập luận của tác giả:

   + Quan điểm, tư tưởng "nhân nghĩa" xuyên suốt các tác phẩm .

   + Khẳng định lẽ phải thuộc về ta, địch là kẻ bạo ngược, ắt sẽ bị tiêu diệt.

   + Việc tiêu diệt kẻ thù là việc tất yếu bởi đất nước ta độc lập.

   + Minh chứng cho sự độc lập: lãnh thổ, văn hiến, phong tục, triều đại.

  Lý lẽ, dẫn chứng của tác giả:

   + Dẫn ra sự thất bại thảm hại của những kẻ bạo ngược, làm điều trái nhân nghĩa: Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, Toa Đô.

   + Lấy chứng cớ từ sử sách- điều không thể chối cãi.

   + Lời lẽ đanh thép, hùng hồn, minh chứng cho sức mạnh chính nghĩa.

   + Thể hiện niềm tự hào dân tộc

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:03

Luyện tập (trang 70 sgk ngữ văn 8 tập 2)

  Mở bài:

   Dẫn dắt, vấn đề cần nghị luận.

  Thân bài:

   - 2 văn bản đều thể hiện chung khát vọng tự do, độc lập. Những lời khẳng định chắc chắn, dõng dạc về chủ quyền của dân tộc, vì thế mà hai văn bản được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

   - Văn bản Nam Quốc sơn hà ra đời trong thế kỷ XI trong cuộc kháng chiến chống Tống. Bài thơ khẳng định chủ quyền thông qua hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền.

    Nước Đại Việt ta ngoài hai yếu tố trên còn bổ sung thêm các yếu tố về văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, anh hùng hào kiệt.

   → Thể hiện sự kế thừa và phát triển về ý thức dân tộc Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV.

  Kết bài: Khẳng định tư tưởng về dân tộc đã có sự tiếp nối, phát triển.

   - Liên hệ với sự tiếp nối ý thức dân tộc thời hiện nay.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:03

2. Các kiểu câu thực hiện hành động nói.

    - Câu nghi vấn thực hiện hành động nói: hỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc.

    - Câu trần thuật thực hiện hành động nói: trình bày, bộc lộ cảm xúc, điều khiển, hứa hẹn.

    - Câu cảm thán: bộc lộ cảm xúc.

    - Câu cầu khiến thực hiện hành động: điều khiển.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:04

II. Luyện tập

Bài 1 ( trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    - Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?

    Mục đích: Khẳng định tinh thần yêu nước, gương sáng các bậc trung thần nghĩa sĩ đời nào cũng có.

    - Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi có muốn vui vẻ phỏng có được không?

    Mục đích: khơi dậy trong quân sĩ, tướng sĩ tinh thần chống giặc ngoại xâm. Chỉ rõ ra thú vui của tướng sĩ là sai trái, không giúp ích cho nước nhà.

    - Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?

    Mục đích: khẳng định chắc chắn không ai có thể vui vẻ được

    - Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?

    Mục đích khẳng định sự đớn hèn, nhục nhã, xấu xa của những kẻ cam tâm không biết rửa nhục cho đất nước

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:04

Bài 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    a, Đoạn trích thứ nhất

    - Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

    - Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

    Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

    b, Đoạn trích thứ hai

    - Điều mong muốn cuối cùng của tôi… cách mạng thế giới.

    Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc ra đi. Đó cũng là nguyện vọng của Bác với Đảng và nhà nước.

Bình luận (0)
NV
30 tháng 12 2018 lúc 17:04

2. Các kiểu câu thực hiện hành động nói.

    - Câu nghi vấn thực hiện hành động nói: hỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc.

    - Câu trần thuật thực hiện hành động nói: trình bày, bộc lộ cảm xúc, điều khiển, hứa hẹn.

    - Câu cảm thán: bộc lộ cảm xúc.

    - Câu cầu khiến thực hiện hành động: điều khiển.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:04

Bài 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    a, Đoạn trích thứ nhất

    - Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

    - Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

    Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

    b, Đoạn trích thứ hai

    - Điều mong muốn cuối cùng của tôi… cách mạng thế giới.

    Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc ra đi. Đó cũng là nguyện vọng của Bác với Đảng và nhà nước.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:05

Bài 4 ( trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

    Khi hỏi người lớn tuổi, các em cần chú ý những điểm sau:

    + Chú ý cách xưng hô phù hợp, lịch sự

    + Thể hiện được sự lễ phép, văn minh.

    + Bộc lộ được mục đích lời hỏi

    Em nên dùng cách hỏi: " Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:05

Bài 5 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    a, Trong một quán ăn khi có người đề nghị "Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị được không ạ?

    b, Ta có thể chọn cách đáp lại:

    c, Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: "Mời anh" (hoặc "Mời chị", "Mời bác"…

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:07

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Ở đoạn đầu "Ngọc không mài… những điều tệ hại ấy" tác giả nêu rõ mục đích chân chính của việc học:

    + Học để "biết rõ đạo"

    + Học cách làm người, để sống tốt, cư xử đúng mực.

    → Việc học mang ý nghĩa to lớn, cao quý: học để biết cách sống chuẩn mực.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:07

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Tác giả phê phán những lối học:

    + Học lối học hình thức hòng cầu danh lợi → lối học vì mục đích tầm thường, thực dụng tiến thân- làm quan- cầu danh lợi.

    + Không biết tới tam cương ngũ thường → lối học hình thức, làm mất đi ý nghĩa chân chính của việc học.

    + Tác giả thẳng thắn, trung thực trong lời tâu thực trạng của việc học hình thức, học cầu lợi.

    → Những người theo sự học giả dối nếu làm quan sẽ trở thành "nịnh thần", trở thành kẻ tham quan, làm cho nước mất nhà tan.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:07

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp bàn tới hình thức học và cách học:

    + Mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

    + Việc học phải được tiến hành tuần tự: bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.

    + Học rộng rồi tóm lược.

    + Học đi đôi với thực hành.

    → Tầm nhìn chiến lược của bậc trung thần trong vấn đề giáo dục thực học, tạo ra hiền tài cho quốc gia.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:08

Câu 4 ( trang 75 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

    Bài tấu bàn về "phép học" đó là những phép học:

    - Từ đơn giản đến phức tạp: học bồi lấy gốc

    - Từ thấp đến cao: tuần tự tiến lên Tứ thư Ngũ kinh, Chư sử

    - Từ lý thuyết đến thực hành: học kết hợp với thực hành

    → Khi thực hiện theo phép học này người học mới có thể "lập công trạng", lấy những điều học được mang lại cho đất nước sự "vững yên", "thịnh trị" cho đất nước.

    → Từ việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tốt nhất là học từ những thứ cơ bản, rồi tới những điều phức tạp. Học phải kết hợp với thực hành để việc học trở nên nhuần nhuyễn, có ích.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:08

Câu 5 ( trang 75 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

   Sơ đồ lập luận của đoạn văn

Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8

 
Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:09

Luyện tập (trang 79 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

   Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành"

   Học là quá trình tiếp thu kiến thức và lý thuyết, lý luận. Hành là quá trình áp dụng lý thuyết học được vào thực tiễn đời sống và lao động. Phương pháp “học đi đôi với hành” chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhận thức và hành động của con người, tạo ra tính thực tiễn, bổ sung lẫn nhau làm cho những điều chúng ta học trở nên có ý nghĩa và kết quả. Nếu chỉ học mà không thực 

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:10

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  - Văn bản được đặt cùng tên với tên chương I trong bài nhằm:

   + Vạch trần, tố cáo bản chất dã man của bọn thực dân Pháp khi bóc lột, đàn áp người dân bằng "Thuế máu"

   + Tình cảnh khốn cùng, số phận thảm thương của người dân thuộc địa.

   + Thái độ căm phẫn, mỉa mai, châm biếm của tác giả trước chính sách tàn độc của bọn thực dân.

  - Cách đặt tên các phần tương ứng và làm rõ tính dã man, bản chất "hút máu" của bọn thực dân:

   + Phần 1: Tố cáo sự giả nhân, giả nghĩa của thực dân khi bắt người dân thuộc địa làm nô lệ, bia đỡ đạn.

   + Phần 2: Vạch trần sự thật về chế độ lính tình nguyện mà thực dân đề ra.

   + Phần 3: Kết quả của sự hi sinh từ đó tố cáo những lời lẽ lừa bịp, giả nhân nghĩa của bọn thống trị.

   → Cả ba phần nêu lên bản chất thâm độc, tráo trở của bọn thực dân trên nước thuộc địa.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:10

Câu 2 ( trang 91 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  - Thái độ cai trị của bọn thực dân trước và khi xảy ra chiến tranh: thay đổi đột ngột khiến người ta nghi ngờ về độ trung thực.

   + Trước chiến tranh: Người dân chỉ là những tên "An-nam-mít bẩn thỉu", chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị.

   + Khi chiến tranh nổ ra: họ thành " con yêu", người "bạn hiền" của quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé.

  - Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.

   + Trả giá đắt cho cái vinh dự "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".

   + Đột ngột lìa xa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng, phơi thây trên các chiến trường châu Âu.

   + Bỏ xác ở những miền hoang vu.

   + Lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế .

   + Tám vạn người chết.

   + Người ở hậu phương vắt kiệt sức mình trong các xưởng thuốc súng, nhiễm khí độc, hít phải hơi ngạt.

   → Thân phận của người dân thuộc địa: họ phải bỏ mạng ở chiến trường, họ bị lợi dụng, bị lừa dối bằng giọng điệu bịp bợm xảo trá của bọn thực dân.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:10

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  - Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:

   + Tiến hành các cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương.

   + Lợi dụng việc bắt lính để nhũng lạm- tham nhũng.

   + Bắt những người nghèo khổ, khỏe mạnh và tống tiền con nhà giàu.

   + Bọn thực dân dựng lên màn kịch rêu rao về chế độ " tình nguyện" đi lính.

   → Bọn thực dân với những thủ đoạn tàn ác, lừa gạt, sự bịp bợm đến trơ trẽn của toàn quyền Đông Dương.

  - Người dân thuộc địa không tình nguyện như lời lẽ bọn cầm quyền:

   + Họ tự tìm cách làm cho mình bị nhiễm những căn bệnh nặng nhất để không phải đi lính.

   + Họ bị xiềng xích, bắt bớ, tống giam và bị áp tải xuống tàu.

   → Thân phận hẩm hiu, số phận cùng cực của người dân thuộc địa.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:11

Câu 4 ( trang 92 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh là vô nghĩa.

   + Họ trở về "giống người bẩn thỉu" như trước khi xảy ra chiến tranh.

   + Họ bị cướp hết tài sản, của cải, bị đánh đạp, bị đối xử như súc vật, bị đuổi đi một cách trắng trợn.

   + Họ phải bỏ tính mạng của mình, nhưng không được hưởng chút công lý và chính nghĩa nào cả.

   → Sự đối xử của bọn thực dân dã man, nhẫn tâm. Chúng bóc lột xương máu, chúng sẵn sàng tráo trở, lật lọng sự hứa hẹn trước đó.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:11

Câu 5 ( trang 92 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Bố cục của các phần trong chương được kết cấu theo:

   + Trình tự thời gian: trước, trong, và sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

   + Các chương tập trung tố cáo tội ác của việc bắt lính phục vị chiến tranh, tố cáo sự lừa bịp trơ trẽn, dã man của bọn thống trị.

   + Làm nổi bật sự mâu thuẫn, dối trá của bọn thực dân giữa lời nói và việc làm.

   + Thảm cảnh chết oan thê thảm của người dân "bản xứ".

  - Nghệ thuật: châm biếm, đả kích sắc xảo của tác giả thể hiện chủ yếu qua:

   + Đưa vào những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực trạng, có sức tố cáo mạnh mẽ.

   + Ngôn từ của tác giả sâu sắc khi châm biếm, đả kích chính sách và giọng điệu lừa bịp của bọn thực dân: ngôn ngữ có sức gợi hình.

   + Sự đồng cảm trước tình cảm khốn cùng thảm thương của người dân thuộc địa.

   + Dùng câu hỏi tu từ với mục đích đập tan luận điệu xảo trá đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương.

   → Nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc ngắn gọn, xúc tích, bằng chứng thuyết phục, đa dạng về cách nói. Văn chính luận mà hàm chứa tình cảm, giàu hình ảnh.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:11

Câu 6 ( trang 92 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Yếu tố biểu cảm thể hiện trong thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích, kẻ thù:

   + "chiến tranh tươi vui"

   + " Chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi"

   + "Những miền hoang vu mộng mơ"

   + "quan phụ mẫu nhân hậu"

  - Biểu cảm khi thể hiện trong giọng điệu căm phẫn trước tội ác của kẻ thù, và cảm thông, đau xót trước nỗi đau của người dân thuộc địa.

   → Yếu tố biểu cảm làm cho bài văn tăng sức tố cáo mạnh mẽ, thuyết phục hơn.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:12

I. Vai xã hội trong hội thoại

Câu 1: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích là quan hệ trên - dưới:

  1. Quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn hội thoại là quan hệ trên- dưới:

    + Bà cô Hồng là vai trên

    + Hồng là vai dưới

  2. Người cô không thể hiện sự tôn trọng và mối quan hệ ruột thịt với người cháu của mình.

    + Gieo rắc vào đầu người cháu những ý nghĩ xấu, để đứa cháu ghét bỏ mẹ.

  3. Hồng đã kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép:

    - Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp.

    - Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.

    - Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ý khóc không thành tiếng.

    Hồng phải nhẫn nhịn, im lặng vì Hồng ý thức được vai giao tiếp của mình, cậu thể hiện thái độ lịch sự lễ phép với người hơn tuổi .

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:12

II. Luyện tập

Bài 1 ( trang 94 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Hịch tướng sĩ là văn bản dùng giao tiếp giữa Trần Quốc Tuấn và binh sĩ dưới quyền:

  - Nghiêm khắc khi chỉ ra lỗi lầm của tướng sĩ, ví dụ:

    + Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lom thấy nước nhục mà không biết thẹn… lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào .

  - Khoan dung khi khuyên bảo tướng sĩ chân tình.

    + Huống chi ta cùng các ngươi ở vào thời loạn lạc… để vét của kho có hạn.

    + Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung… há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:12

Bài 2 (trang 94 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  a, Vai xã hội

    - Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.

    - Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.

  b, Thái độ kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua câu nói:

    … bây giờ cụ ngồi xuống phản… rồi hút thuốc lào…

  c, Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:

    - Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng".

    - Qúy trọng khi nói với người tri thức: " Ông giáo dạy phải!" và " Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."

    - Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: " lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:13

Bài 3 ( trang 95 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Đoạn hội thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

  Hôm ấy Dế Mèn sang chơi nhà Dế Choắt, thấy trong nhà luộm thuộm liền bảo:

    - Sao chú mày ăn ở cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng, nếu có đứa nào đến phá thì chú mày chết ngay đuôi.

    …

    Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

  - Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được, động đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa.

    Dế Mèn có thái độ trích thượng, kẻ cả, vừa thể hiện sự hống hách:

    + Cách xưng hô là "tao" và "chú mày" dù cả hai bằng tuổi, đó là thái độ của bề trên với kẻ dưới.

    + Thái độ khinh thường Dế Choắt khi: chê bai nhà Dế Choắt luộm thuộm, bề bộn.

    + Chân dung của Dế Choắt được miêu tả gầy gò, xấu xí, như gã nghiện thuốc phiện… Thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn của mình.

    - Thái độ của Dế Choắt cung kính, nhút nhát, e dè:

    + Xưng hô cung kính xưng là "em" gọi Dế Mèn là "anh"

    + Thể hiện sự yếu đuối, buồn bã trong lời nói "muốn khôn nhưng khôn được", "động đến việc là không thở nổi"

  - Qua cách xưng hô, cử chỉ, thái độ kèm theo lời ta có thể nắm được vai giao tiếp, hiểu được cách đối xử giữa các nhân vật với nhau.

Bình luận (0)
WF
30 tháng 12 2018 lúc 17:13

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:

    + Phần 1: Ý nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du.

    + Phần 2: Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm.

    + Phần 3: Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết