Hội chứng Đao dạng thường gặp nhất là có 3 NST 21.
Giao tử bình thường: (22+X ) và (22+Y).
=> Tổ hợp gây hội chứng Đao: (23+X) & (22+Y)
Chọn A
Hội chứng Đao dạng thường gặp nhất là có 3 NST 21.
Giao tử bình thường: (22+X ) và (22+Y).
=> Tổ hợp gây hội chứng Đao: (23+X) & (22+Y)
Chọn A
Tổ hợp các giao tử nào dưới đây của người có thể tạo ra hội chứng Đao?
(1) (23 + X)
(2) (21 + Y)
(3) (22 + XX)
(4) (22 + Y)
A. 1 và 4.
B. 1 và 2.
C. 3 và 4.
D. 2 và 3.
Ở một người bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn (a và b) nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, khoảng cách di truyền giữa 2 locus là 12cM. Một cặp vợ chồng có vợ bình thường, chồng bị bệnh máu khó đông, bố vợ bị cả 2 bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được một con trai bình thường, một con trai bị cả 2 bệnh, một con trai bị bệnh máu khó đông. Cho các nhận định dưới đây:
(1) Cặp vợ chồng này nếu sinh con tiếp theo, xác suất sinh con gái bình thường ở cả 2 tính trạng là 22%.
(2) Đứa con trai bị mắc cả 2 bệnh là kết quả của sự tổ hợp giao tử hoán vị ở mẹ và giao tử không hoán vị ở bố.
(3) Trong số những đứa con trai sinh ra, có ít nhất một đứa con được tạo thành do sự tổ hợp các giao tử liên kết với nhau.
(4) Đứa con trai lành cả 2 bệnh được sinh ra của cặp vợ chồng này nằm trong xác suất 22%.
Số kết luận không phù hợp với lý thuyết là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Đột biến chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 với NST số 9 tạo nên NST 22 ngắn hơn bình thường gây nên bệnh ung thư máu ác tính.
2. Hội chứng tiếng mèo kêu là do đột biến số lượng NST gây nên.
3. Ở động vật bậc cao, thể lệch bội thường gặp hơn thể đa bội.
4. Ở người, hội chứng Macphan phát sinh do đột biến gen trội.
A. 4.
B. 3.
C. 1
D. 2
Khi nói về hội chứng Đao ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hội chứng Đao là do thừa một nhiễm sắc thể số 21.
II. Hội chứng Đao thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.
III. Người măc hội chúng Đao vẫn có thể sinh con bình thưòng.
IV. Có mối liên hệ khá chặt chẽ giữa tuổi mẹ với khả năng sinh con mắc hội chứng Đao
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Một tế bào ở người chứa 22 nhiễm sắc thể thường và một nhiễm sắc thể Y là
A. một tinh trùng
B. một quả trứng
C. một tế bào soma của một nam
D. một tế bào soma của một phụ nữ
Vật chất di truyền của một chứng gây bệnh ở người là một phân tử axit nucleic có tỉ lệ các loại nucleotit gồm 22%A, 22%T, 27%G, 29%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là
A. ARN mạch kép
B. ADN mạch kép
C. ARN mạch đơn
D. ADN mạch đơn
Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?
A. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường
B. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường
C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường
D. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường
Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?
A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
B. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.
C. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
D. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.
Hội chứng Đao ở người do đột biến số lượng NST gây ra, khi nói về hội chứng này, cho các phát biểu dưới đây:
(1). Có các tế bào chứa 21 NST số 3 tạo thành thể lệch bội.
(2). Có sự không phân ly NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở 1 trong 2 bên hoặc bố hoặc mẹ.
(3). Có thể phát hiện ra hội chứng Đao ở trẻ ngay từ giai đoạn thai nhi bằng các kỹ thuật tế bào học.
(4). Những người mắc hội chứng đao thường chậm phát triển trí tuệ. Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4