Câu 1. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút được các vụn
A. nhôm. B. thuỷ tinh. C. đồng. D. thép.
Câu 2. Đơn vị đo hiệu điện thế là gì?
A. Ampe B. Vôn C. Kilogam D. Ampe kế
Câu 3. Dòng điện là dòng
A. dịch chuyển có hướng. B. electron dịch chuyển.
C. các điện tích dịch chuyển có hướng. D. các điện tích dịch chuyển không có hướng.
Câu 4. Trong trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác 0?
A. Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm.
B. Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn.
C. Giữa hai đầu của bóng đèn pin khi chưa mắc vào mạch.
D. Giữa hai cực của pin còn mới.
Câu 5. Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
A. Quạt điện đang chạy liên tục. B. Bóng đèn điện đang phát sáng.
C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện. D. Rađiô đang nói.
Câu 6. Dòng điện trong kim loại là dòng các …. dịch chuyển có hướng.
A. điện tích B. hạt mang điện
C. electrôn tự do D. electrôn
Câu 7. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 8. Một ampe kế có giới hạn đo là 1A, trên mặt số được chia làm 50 khoảng nhỏ. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch, kim ampe kế chỉ ở khoảng thứ 20 (đúng vạch thứ 21). Cường độ dòng điện đo được là
A. 0,4A. B. 0,21A. C. 0,2A. D. 0,42A
Câu 9. Muốn đo cường độ dòng điện qua bóng đèn phải mắc ampe kế
A. nối tiếp với bóng đèn sao cho chốt (+) hướng về cực (-) của nguồn điện.
B. nối tiếp với bóng đèn sao cho chốt (+) hướng về cực (+) của nguồn điện.
C. song song với bóng đèn sao cho chốt (+) hướng về cực (-) của nguồn điện.
D. song song với bóng đèn sao cho chốt (+) hướng về cực (+) của nguồn điện.
Câu 10. Bóng đèn pin sáng bình thường với dòng điện có I=0,45A. Dùng ampe kế nào sau đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn pin?
A. Ampe kế có GHĐ 500mA. B. Ampe kế có GHĐ 50mA.
C. Ampe kế có GHĐ 3A. D. Ampe kế có GHĐ 4A.
Câu 11. Vật cách điện là một đoạn
A. dây nilông. B. dây bằng bạc.
C. dây kẽm. D. ruột bút chì.
Câu 12. Hai quả cầu nhựa, cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại. Nếu đặt chúng gần nhau thì
A. hút nhau. B. đẩy nhau.
C. không hút, không đẩy. D. lúc đầu hút nhau sau đó đẩy nhau.
thanh nhựa sẩm màu và thanh thủy tinh sau khi cọ sát bằng mảnh vải khô đặt chúng lại gần nhau thì có hiện tượng gì? vì sao lại có hiện tượng đó?
Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì thanh thủy tinh mang điện tích gì ? *
A.Thanh thủy tinh nhiễm điện âm.
B.Thanh thủy tinh không mang điện tích.
C.Thanh thủy tinh nhiễm điện dương.
D.Thanh thủy tinh trung hòa về điện.
Cọ xát mảnh vải lụa vào chiếc đũa thủy tinh thì chiếc đũa nhiễm điện gì, mảnh vải lụa nhiễm điện gì?
Lấy một thanh thủy tinh cọ xát vào lụa. Đưa thanh thủy tinh lần lượt lại gần vật B thì thấy thanh thủy tinh hút vật B, đưa vật B lại gần C thấy đẩy vật C (với vật B, C đều nhiễm điện)
a. Thanh thủy tinh nhiễm điện gì?
b. Các vật B, C nhiễm điện gì? Vì sao?
Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thủy tinh thì chúng hút nhau. Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?
A. Dương
B. Không nhiễm điện
C. Âm vì thủy tinh nhiễm điện dương
D. Vừa điện dương, vừa điện âm
Thanh thủy tinh sau khi cọ sát vào mảnh lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện gì Lúc này mảnh lụa Đã nhận thêm hay bớt đi electron vì sao
Có mấy loại điện tích? Hai vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào?
Đưa một thước nhiễm điện âm lại gần một thanh thủy tinh sau khi đã cọ xát vào vải lụa thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích ?
Câu 1. Dòng điện là gì? Muốn cho bóng đèn điện sáng, bếp điện tỏa nhiệt, ti vi hoạt động thì cần có điều kiện gì?
Câu 2. Khi:
a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.
b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.
Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao?
Câu 3. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải thích tác dụng của các tấm kim loại đó?
Câu 4. Một mạch điện gồm có 1 nguồn điện 2 pin, 1 bóng đèn, 1 công tắc và các dây dẫn nối. Sử dụng các kí hiệu quy ước em hãy vẽ sơ đồ mạch điện này và vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch?
Câu 5. Trong kĩ thuật hiện đại, người ta dùng sơn tĩnh điện. Làm như vậy có lợi gì so với sơn thường?
Câu 6. Nguồn điện dùng để làm gì? Em hãy kể các nguồn điện thường dùng trong gia đình?
Câu 7. Một mạch điện gồm có 1 nguồn điện 2 pin, 1 bóng đèn, 1 công tắc và các dây dẫn nối. Sử dụng các kí hiệu quy ước em hãy vẽ sơ đồ mạch điện này và vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch?
Câu 8. Các bồn dùng chở xăng dầu thường có một sợi xích sắt nối từ bồn
xuống đất. Dây xích bị kéo lê trên đường khi xe chạy. Làm như thế có tác dụng gì?
Theo qui ước thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh vải lụa thì thanh thủy tinh sẽ mang điện tích gì?
A. Không bị nhiễm điện C. Chúng nhiễm điện khác loại
B. Nhiễm điện dương D. Nhiễm điện âm
Nếu một vật nhiễm điện âm thì vật đó có khả năng nào dưới đây?
A. Hút cực Nam của kim nam châm.
B. Đẩy thanh thủy tinh được cọ xát vào lụa.
C. Hút cực Bắc của kim nam châm.
D. Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô.
Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện
B. Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện
C. Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện
D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện