“Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”
Cảnh
“Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”:
“Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
Sấu và Cọp là hai loại tượng trưng cho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe dọa con người.
Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha, sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dân mãi cho đến ngày nay. Ca dao nói nhiều về hai loài này. Trên cạn có cọp, “cọp đua”, “cọp um”.
U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um.
Cọp sống ở khắp nơi từ miền Đông Nam Bộ (đất giồng) xuống tận miền Tây sình lầy, nước mặn của rừng U Minh, Rạch Giá. Người dân kính nể, gọi cọp bằng ông, thậm chí tôn lên làm hương cả, nhưng có lúc lại coi thường, giết cọp bằng nhiều cách. Cọp cũng là loài thú giữ quyết tâm bám giữ địa bàn sinh sống cho dù phải chạm trán với con người. Đối lại, lúc mới khẩn hoang, dù cọp tới lui là mối nguy hiểm nhưng con người cũng phải bám đất để sinh cơ lập nghiệp. Nhiều giai thoại dân gian về chuyện đấu với cọp vẫn còn.
Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”.
“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”.
Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ:
“Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”
“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”.
Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”.
Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”…
- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
- Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
- Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”.
“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”.
Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ:
“Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”
“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”.
Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”.
Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”…
- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
- Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
- Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.