1. Anh đội viên nhìn Bác, càng nhìn lại càng thương. Người cha mái tóc bạc, đốt lửa cho anh nằm.
“Người cha” không phải nói đến cha hay bố của anh đội viên mà ẩn dụ nói về Bác Hồ – người cha vị đã của dân tộc Việt Nam.
2.“ Dưới trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.
Hình ảnh ẩn dụ là” lửa lựu” vì màu sắc của hoa lựu có màu đỏ như màu của lửa, nên tác giả đã sử dụng lửa để ẩn dụ cho màu hoa lựu.
3.“ Vân xem trang trọng khác vời. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”.
Từ ẩn dụ là “ khuôn trăng” có nghĩa là khuôn mặt Thúy Vân đầy đặn và tròn như mặt trăng => chỉ vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Vân.
4. Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Trong câu thơ trên ta có thể hiểu thuyền là người con trai, luôn luôn di chuyển đến nhiều nơi, còn bến là ẩn dụ chỉ cô gái chỉ cố định một chỗ.
5. “ ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Hình ảnh ẩn dụ là “mặt trời, đỏ”, ẩn dụ hình ảnh Bác Hồ tỏa sáng như mặt trời, mang lại ánh sáng cho đất nước, người dân Việt Nam.
6.Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.
Hình ảnh ẩn dụ là “ nắng giòn tan” là loại ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang vị giác.
7. Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.
=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
9. Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ
=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất
10. Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.
Mình phân tích cho bạn hiểu nha