DH

thuyết minh con trâu trong việc làm ruộng 

xin mn giúp mình 

 

 

H24
21 tháng 9 2021 lúc 15:44

Tham khảo:

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà kể công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người.
Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng.

Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.

Trâu có vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngày trước chưa có máy cày, trâu thường phải làm việc nặng nhọc: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Trâu thức dậy từ sáng sớm tinh mơ khi chú gà trống báo thức, cùng người nông dân ra đồng làm việc. Trâu chăm chỉ, cần mẫn cày hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác, bất kể là sáng hay tối, nóng nực hay giá rét. Nhờ có trâu, người nông dân mới có thể thu được một mùa màng bội thu. Đến ngày gặt, trâu lại chở lúa từ ruộng về nhà. Tuy công việc vất cả là vậy nhưng thức ăn của trâu rất giản dị, chỉ là cỏ hoặc rơm. Trâu thường được nuôi để lấy sức kéo, ở miền núi, ngoài công việc đồng ruộng, trâu còn chở hàng hoặc kéo xe, giúp con người vượt qua những con đường trắc trở, những ngọn núi xa xôi. Vì thế, trâu chở thành một gia sản quan trọng của người nông dân. Chẳng phải ca dao đã từng nói:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà.
Trong ba việc ấy, thật khó lắm thay.”

Nhớ làm sao những buổi chăn trâu trên cánh đồng, cánh diều no gió vút cao trên trời xanh. Nhớ những ngày hè nóng nực, người và trâu cùng hòa mình trong dòng nước mát. Nhớ tiếng thổi sáo của cậu bé mục đồng khi dắt trâu về nhà lúc chiều tối. Trâu không chỉ đi vào ca dao, văn thơ mà còn là biểu tượng của SEA GAMES 22 được tổ chức tại Việt Nam, là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam chất phác, hiền lành, đôn hậu.

Ngày nay, cuộc sống đổi mới, nhiều máy móc hiện đại thay thế cho sức kéo của trâu. Tuy vậy, trâu vẫn là một báu vật quý giá với người nông dân. Mỗi khi nhìn thấy hình ảnh chú trâu trên cánh đồng bao la bát ngát, chúng ta sẽ bất giác nghĩ tới quê hương đầy thanh bình, yêu dấu.

Bình luận (1)
HP
21 tháng 9 2021 lúc 15:45

Tham khảo:

Khắp các làng quê Việt Nam trong mỗi vụ mùa chúng ta lại thấy bóng dáng của những chú trâu chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng. Những con trâu đã giúp cho công việc cấy cầy ở mỗi vụ mùa của các bác nông dân được dễ dàng hơn. Trâu không chỉ gánh vác một phần không nhỏ vào việc đồng áng mà trâu còn đem lại rất nhiều lợi ích về mặt vật chất và tinh thần cho người nông dân ở các làng quê Việt Nam.

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hoá thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có hai đai màu trắng dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350 - 400 kg (300 - 600kg) trâu đực: 400 - 450kg (350 - 700kg).... Vậy vị trí và vai trò của con trâu đã được coi là thứ hàng đầu của cơ nghiệp, hồi đó người ta chỉ cần xem nhà nào có nhiều trâu hay ít trâu là đủ để biết được gia cảnh của họ như thế nào. Đến tận bây giờ con trâu cũng vẫn được coi là thứ quý giá của người nông dân. Nó đem lại nhiều lợi ích về mặt vật chất.

 

Chúng sinh trưởng rất nhanh, trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Trong đàn trâu cái, trâu 4 tuổi đẻ lứa đầu chiếm 45 - 47%. Trâu đẻ có mùa vụ. Tỉ lệ đẻ hằng năm ở vùng núi là 40 - 45%, ở đồng bằng là 20 - 25%. Một đời trâu cái thường cho 5-6 nghé, nghé sơ sinh nặng 22 - 25kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi hết 6 tuổi (8 răng cửa). Do trâu sinh trưởng nhanh và nhiều nên đem lại một phần lợi về kinh tế không nhỏ cho người nông dân. Một con trâu trưởng thành khoảng 4-5 triệu đồng.

Trâu không chỉ để bán mà nó còn được nuôi để kéo cày: lực kéo trung bình trên ruộng 70 - 75 kg bằng 0,36 - 0,40 mã lực. Trâu loại A một ngày cày 3-4 sào; loại B: 2 - 3 sào và loại C: 1,5 - 2 sào bắc bộ, kéo xe ở đường xấu tải trọng 400 - 500 kg, đường đồi núi thường một trâu kéo 0,5 - l,3m3 với đoạn đường 3 - 5km. Bởi trâu có sức mạnh và rất chăm chỉ nên dùng trâu để chở hàng và chở gỗ cùng đem lại rất nhiều nguồn lợi về kinh tế. Trâu còn có khả năng cho thịt rất cao: trâu cái có tỉ lệ xẻ thịt là 42%. Trâu thiến là 45% và trâu đực 2 tuổi là 48%. Khả năng cho sữa 400 - 500 lít sữa trong một chu kì vắt. Mỡ sữa 9 - 10%. Đem bán thịt trâu cũng giúp cho người nông dân một khoản thu lớn. Người nông dân thường trồng xen cả những cây ăn quả, thức bón tốt nhất cho cây là phân ủ xanh. Trâu có khả năng cho phân cao: trong 24 giờ trâu 2 răng thải ra 10 kg phân, trâu 4 răng 12 kg và trâu trưởng thành 20 - 25kg. Chính vì khả năng cho phân cao như vậy nên người nông dân không phải mua phân bón và tiết kiệm được một số tiền không nhỏ. Trâu còn dùng cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, thuộc da làm trống...

Con trâu gắn bó với đời sống tinh thần của người nông dân như thế nào? Ai đã từng sống ở nông thôn đều đã từng gắn bó một phần tuổi thơ của mình với những cánh đồng lộng gió, với những cánh diều cao vút và đặc biệt là với những con trâu. Tôi tuy là người sống ở thị xã nhưng mỗi khi về quê vừa đến đầu làng đi ngang qua cánh đồng tôi đã thấy những tiếng cười đùa vui vẻ của những đứa trẻ trong làng. Chúng tụ tập thành một hội cùng cưỡi trâu thả diều, những cánh diều bay lên tận trời cao. Tuy cuộc sống của bọn trẻ có khó khăn nhưng nhờ những con trâu cánh đồng và những con diều cũng đủ làm chúng rất đỗi vui vẻ. Tuy cuộc sống của tôi có ổn định hơn những bạn trẻ ở làng quê nhưng hiếm khi tôi có được những giây phút vui vẻ đến như vậy. Cả tuổi thơ của trẻ em nông thôn gắn liền với những tình cảm yêu quý, gắn bó với những con trâu.

 

Không chỉ có gắn bó với tuổi thơ của trẻ em mà chúng còn không thể thiếu trong các lễ hội như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn... Các làng quê vẫn còn những phong tục tập quán gắn với con trâu, ở các dân tộc miền núi vẫn còn phong tục đua trâu. Người và trâu chiến thắng sẽ được chức vô địch. Trâu rất vinh dự được làm biểu tượng cho SEA GAMES 22 tổ chức tại Việt Nam là ngày hội thể thao lớn của khu vực.

Con trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam với các làng quê. Bấy nhiêu đã đủ để mọi người hiểu được tầm quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Việt Nam của con trâu. Nó xứng đáng là biểu tượng tượng trưng cho làng quê Việt Nam và là niềm tự hào của một Việt Nam cường tráng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
QA
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết