Cách viết thư điện, chúc mừng và thăm hỏi đều giống nhau về hình thức, đều bộc lộ cảm xúc của người viết. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Văn bản dưới đây có phải là thư (điện) chúc mừng?
TỔNG CÔNG TI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐIỆN BÁO
Họ, tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Văn A
Số nhà: 4, ngõ 175, Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nội dung: Nhân dịp xuân Qúy Hợi, con kính chúc Thầy và toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Mùng 3 Tết, con xin phép đưa các cháu và nhà con lên thăm sức khỏe Thầy ạ.
Họ, tên, địa chỉ người gửi: Trần Kim B, xóm 4, thôn Bình Minh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình
A. Đúng
B. Sai
Câu 1 : Sắp xếp các câu văn được cho dưới đây để tạo thành một đoạn văn có liên kết chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức
a) Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu.
b) Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học " thời thượng ", nhất là khả năng thục hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.
c) Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
a) Trong văn bản trên, đâu là phần Thân bài? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?
(bài hơi dài mong mọi người thông cảm)
Đề : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
(Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)
Câu 1. Xác định Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên?
Chuyển lời dẫn trên thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 2. Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?
Câu 3. Nêu ý nghĩa của văn bản.
Câu 4. Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao?
CHIẾC BÁT VỠ
Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai, vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.
Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi. Tuy giữ được tính mạng nhưng lại mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hằng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.
Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.
Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền nói:
- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!
Người cha tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.
Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.
- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?
- Ý của cha là…Anh ấp úng nói.
- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.
Câu 1: - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?
- Ý của cha là…Anh ấp úng nói.
Trong đoạn hội thoại trên, người con trai đã vi phạm phương châm hội thoại nào, vì sao?
Câu 2: Câu: “- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
Câu 3: Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.”
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức, chàng trai làm theo.
- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:
- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau.Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.
(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)
Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 : Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.
Câu 3 : Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ?
Câu 4 : Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên.
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dười:
(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".
(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai vàbảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.
(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.
(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích chàng không thể im lặng được nữa.
- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?
- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.
(5) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:
- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!
- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.
(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)
Câu 1.Chàng trai trong văn bản đã tuân thủ phương châm hội thoại nào trong câu nói: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!
Câu 2.Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?
Câu 3.Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao.
“Con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu”.
Từ in đậm trong câu là gì?
A. Cái mạnh của con người Việt Nam
B. Sự thông minh
C. Nhạy bén với cái mới
D. Sự thông minh, nhạy bén với cái mới
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.
-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả
Ông nhìn tôi chằm chằm,đôi môi nở nụ cười:
-Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy,tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa,tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông
a, Xác định phương thức biểu đạt
b, Lời của nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết
c,Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó
d,Bài học rút ra từ văn bản trên?
Giúp mình với ạ:"(
Hä vµ tªn:…………………………………..………….; Líp:………..…; Trêng:…………………………………….KiÓm tra: 45’; M«n: TiÕng ViÖt.§iÓm Lêi nhËn xÐt cña gi¸o viªnI/ §Ò bµi:1/ Các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.2/ Trong những câu sau, câu nào không vi phạm phương châm hội thoại? A. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. B. Ngựa là một loài thú có bốn chân. C. Thưa bố, con đi học. D. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.3/ Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.4/ Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì? A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. B. Hiểu rõ nội dung mình định nói. C. Biết im lặng khi cần thiết. D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. 5/ Thế nào là cách dẫn trực tiếp?A. Thuật lại lời nói hay ý ngĩ của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh thích hợp. B. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc kép.C. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc đơn.D. Thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức diễn đạt trong lời nói của một người hoặc một nhân vật.6/ Lời trao đổi của các nhân vật trong các tác phẩm văn học thường được dẫn bằng cách nào? A. Gián tiếp B. Trực tiếp. C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai.7/ Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt? A. Tạo từ ngữ mới B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ. D. A và B đúng.8/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? A. Tiếng Anh B. Tiếng Pháp C. Tiếng Hán D. Tiếng La-tinh9/ Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Tế cáo B. Hoàng C. Niên hiệu D. Trời đất10/ Thế nào là thuật ngữ? A. Là những từ ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động và mang sắc thái biêủ cảm. B. Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. C. Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày. D. Là những từ ngữ dùng trong các văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước. 11/ Nhận định nào nói đúng nhất đặc điểm của thuật ngữ?A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. 12/ Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?A. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.B. Phải biết sử dụng thành thạo các kiểu câu chia theo mục đích nói.C. Phải nắm được các từ có chung một nét nghĩa.D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.13/ Nói "một chữ có thể diễn tả rất nhiều ý" là nói đến hiện tượng gì trong tiếng Việt?A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ B. Đồng âm của từ C. Đồng nghĩa của từ D. Trái nghĩa của từ 14/ Trong các câu sau câu nào sai về lỗi dùng từ?A. Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự.B. "Truyện Kiều" là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguiyễn Du.C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần. 15/ Nghĩa của yếu tố "đồng" trong "đồng thoại" là gì?A. Giống B. Cùng C. Trẻ em D. Kim loại
giải hộ vs