Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ?
A. nghĩa đen.
B. Nghĩa bóng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A, B và C đều sai
Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Câu 1:
Đọc chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.
Câu 2: Có thể chia tám câu tục ngữ thành hai nhóm:
- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.
- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.
Câu 3: Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:
Tất cả các câu tục ngữ này đều có cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế
(1)
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...
- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.
(2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.
- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.
- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.
(3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.
- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
(4)Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.
- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.
- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.
(5) Tấc đất tấc vàng
- Đất được coi quý ngang vàng.
- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.
- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).
(6)Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.
- Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.
(7) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.
- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
- Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.
(8) Nhất thì, nhì thục.
- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.
- Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.
Câu 4: Minh hoạ đặc điểm hình thức của tục ngữ:
- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.
- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...
Theo em, nhận định sau đúng hay sai?
Trong phép lập luận giải thích có hai yếu tố, đó là:
(1) Điều cần được giải thích: vấn đề, hiện tượng, câu chữ, nhận định, ý kiến…
(2) Cách giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật, nội dung hay mục đích, ý nghĩa của cái cần được giải thích.
A. Đúng.
B. Sai.
Theo em, đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm để diễn tả tình cảm. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
tháng bảy kiến bò chỉ lo lũ lụt
một mặt người bằng mười mặt của
thứ nhất cày ải thứ nhì rải phân
tất đất tất vàng
câu 1 tìm mỗi ngữ liệu là 1 câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự
câu2 chỉ ra nhũng phếp tu từ của các câu tục ngữ trên vì sao trong tục ngữ thường sử dụng các phép tu từ đó
câu3 em hiểu ý nghĩ câu tục ngữ một mạt người bằng mười mặc của
câu 4 viết đoạn văn ngắn từ 3-5 dòng về câu tục ngữ tất đất tắt vàng
Giải thích nghĩa của các câu tục ngữ sau:
1. Một điều nhịn là chín điều lành
2.Đông chết se , hè chết lụt
3.Thứ nhất thì gỗ vàng tâm,thứ nhì gỗ nghiền,thứ ba bạch đàn
Câu tục ngữ "Nhất thì, nhì thục" đúc kết những kinh nghiệm gì?- Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? - Ý nghĩa của mỗi câu tục ngữ?
Câu tục ngữ “ Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai