H24

+ Thế nào là tự trọng

+ Thế nào là lễ phép

TA
19 tháng 2 2022 lúc 14:35

Tự trọng:

- Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách.

- Biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực của Xã hội.

Lễ phép:

Lễ phép là phương cách cư xử đúng chuẩn mực đối với người khác. ... Một câu tục ngữ điển hình cho bài học này là “Gọi dạ bảo vâng”; khi được người trên gọi thì phải trả lời “dạ” và khi được sai bảo thì phải trả lời “vâng”.

HT

Bình luận (0)
LD
19 tháng 2 2022 lúc 14:37

1 ​ Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân
Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Biết mình là ai, mình có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người.
Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định.

2 Lễ phép là tính từ chỉ thái độ tôn trọng là đúng mực của người bề dưới đối với người bề trên. Chúng ta vẫn haу được nghe người lớn tuổi dành lời khen cho con trẻ rằng chúng rất lễ phép. Điều ấу chứng tỏ những đứa trẻ ấу rất ngoan ngoãn, nghe lời là biết dành ѕự tôn trọng cho người lớn tuổi hơn.

Bình luận (0)
MM
19 tháng 2 2022 lúc 14:47

 (1) Lễ phép là phương cách cư xử đúng chuẩn mực đối với người khác. Vài bài học lễ phép tiêu biểu thường được áp dụng như sau đây:

Biết “dạ thưa”: Một người dưới nói chuyện với một người trên bao giờ cũng bắt đầu bằng “dạ thưa”. Một câu tục ngữ điển hình cho bài học này là “Gọi dạ bảo vâng”; khi được người trên gọi thì phải trả lời “dạ” và khi được sai bảo thì phải trả lời “vâng”. Không bao giờ câu trả lời có thể là “Ừ” hay “O.K.”;

Nói lời cám ơn: khi nhận quà hay hàm ơn bất cứ ai cũng phải khoanh tay cúi đầu và/hay nói cám ơn;

Vâng lời cha mẹ, ông bà, thầy cô: Ở nhà phải vâng lời cha mẹ, ông bà. Ở trường phải vâng lời thầy cô. Nguyên tắc này rất quan trọng và được xem như bổn phận của một người con trong trật tự gia đình và học sinh nơi trường học;

Thái độ kính trọng người trên: Sự kính trọng đối với người lớn tuổi hay người trên được thể hiện nhiều trong tục ngữ Việt Nam với câu điển hình là “Kính lão đắc thọ”. Ngoài xã hội, một người học trò sau khi thành danh trở về trường học xưa và gặp lại thầy giáo cũ vẫn phải một mực “dạ thưa” với thầy.

Biết xin lỗi: Biết xin lỗi thể hiện sự tế nhị và quan tâm đến người khác cũng như một hình thức rèn luyện tính khiêm nhường cho chính bản thân mình;

Thật thà, không nói dối: Thật thà đối với gia đình, với thầy cô, với bạn bè là bước thể hiện đầu tiên của một người tốt, có đức hạnh.

Biết chào hỏi khi gặp người khác: Chào hỏi đúng cách là một nghệ thuật trong cách cư xử của người Việt Nam và là cánh cửa dẫn một người tới với xã hội. Một người có được sự kính trọng của người khác hay không bắt nguồn từ điểm này

(2) Tự trọng là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân. ... Từ đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa với tự trọng bao gồm nhiều điều: giá trị bản thân , tự đánh giá mình, tự tôn trọng chính mình và tính toàn vẹn của bản thân

Bình luận (0)
DM
19 tháng 2 2022 lúc 15:11

Tham khảo trên khảo :
Tự trọng: là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân ... Từ đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa với tự trọng bao gồm nhiều điều: giá trị bản thân (self-worth), tự đánh giá mình (self-regard), tự tôn trọng chính mình (self-respect), và tính toàn vẹn của bản thân (self-integrity).
Lễ phép:  tính từ chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực của người bề dưới đối với người bề trên. ... Điều ấy chứng tỏ những đứa trẻ ấy rất ngoan ngoãn, nghe lời và biết dành sự tôn trọng cho người lớn tuổi hơn .

Bình luận (0)
TL
14 tháng 3 2022 lúc 11:15

1 ​ Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân
Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Biết mình là ai, mình có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người.
Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định.

2 Lễ phép là tính từ chỉ thái độ tôn trọng là đúng mực của người bề dưới đối với người bề trên. Chúng ta vẫn haу được nghe người lớn tuổi dành lời khen cho con trẻ rằng chúng rất lễ phép. Điều ấу chứng tỏ những đứa trẻ ấу rất ngoan ngoãn, nghe lời là biết dành ѕự tôn trọng cho người lớn tuổi hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
IS
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết