H24

tên vb tg    hk sang tac   ptbd     nội dung    nghệ thuật  ý nghĩa

sông nước cà mau 

bánh trôn nước 

qua đèo ngang

NK
19 tháng 10 2021 lúc 19:35
tham khảoI. Đôi nét về tác giả: Đoàn Giỏi (1925 - 1989)

- Quê quán: Châu Thành, Tiền Giang

- Bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lê, tuy nhiên ông thường dùng tên thật của mình (Đoàn Giỏi) hơn.

- Cuộc đời:

Những năm tháng chống Pháp, ông công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin văn nghệ ở miền NamSau chiến tranh chống Pháp ông tập kết ra BắcTừ năm 1955 ông chuyển sang làm sáng tác và biên tập sách báo.Giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa I, II, III

- Sự nghiệp văn chương:

Ông viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân PhápĐề tài sáng tác: thường viết về thiên nhiên và con người Nam BộĐối tượng hướng đến: chủ yếu là các em thiếu nhiTác phẩm tiêu biểu: Những dòng thư máu Nam Kì (kí, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười (kịch thơ, 1949), Cá bống mú (truyện, 1946), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957)...II. Đôi nét về tác phẩm Sông nước Cà Mau

1. Xuất xứ

 

- Văn bản Sông nước Cà Mau (tên bài do người biên soạn đặt) trích từ chương XVIII của truyện Đất rừng phương Nam.

- Truyện Đất rừng phương Nam được sáng tác năm 1957 - là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi.

(Đôi nét về Đất rừng phương Nam: Truyện kể về quãng đời lưu lạc của bé An - nhân vật chính - tại vùng đất rừng U Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua câu chuyện về cuộc phiêu lưu của An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống con người ở vùng đất cực Nam của tổ quốc. Đất rừng phương Nam đem đến cho bạn đọc những hiểu biết phong phú và lòng yêu mến đối với thiên nhiên và con người vùng đất ấy)

2. Thể loại

- Tiểu thuyết

3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

- Trong đó PTBĐ chính là miêu tả

4. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất (bé An)

- Tác dụng: bé An vừa là nhân vật chính vừa là người kể chuyện, đem những gì xảy ra xung quang mình, đã mắt thấy tai nghe để kể với độc giả làm tăng sự tin cậy, thuyết phục, chân thực, hấp dẫn của hình ảnh trong tác phẩm.

5. Góc nhìn trần thuật 

- Góc nhìn của người kể chuyện là người đang ở trên thuyền, thuyền chạy dọc theo dòng sông. Từ trên thuyền, nhìn sang cảnh vật trên dòng sông và 2 bên bờ sông. Nhờ đó cảnh vật như một thước phim quay chậm dần dần hiện ra trước mắt người đọc.

 

6. Tóm tắt văn bản Sông nước Cà Mau

 

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

7. Bố cục văn bản Sông nước Cà Mau

- Gồm 3 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 1Từ đầu → "màu xanh đơn điệu"Những ấn tượng chung về cảnh sông nước Cà Mau
Phần 2"Từ khi qua Chà Là" → "khói sóng ban mai"Cảnh kênh rạch, sông nước được giới thiệu tỉ mỉ, cụ thể, thấm đẫm màu sắc địa phương
Phần 3Phần còn lạiMiêu tả chợ Năm Căn

8. Giá trị nội dung văn bản Sông nước Cà Mau

- Miêu tả thiên nhiên vùng đất phía Nam tổ quốc tuy hoang sơ nhưng vô cùng tươi đẹp, rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã; với cuộc sống sinh hoạt tuy đơn sơ nhưng hấp dẫn, thú vị, tấp nập, trù phú cùng các bản sắc riêng độc đáo.

 

- Nhờ tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết rất phong phú đã giúp tác giả miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tươi đẹp, trù phú đến vậy.

9. Giá trị nghệ thuật

- Ngôi kể thứ nhất, tự nhiên, chân thực

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật và thủ pháp miêu tả ấn tượng (so sánh, điệp từ, quan sát, tưởng tượng...)

- Huy động cùng lúc nhiều giác quan để cảm nhận và tô đậm các ấn tượng về miền đất Cà Mau

III. Dàn ý phân tích văn bản Sông nước Cà Mau

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Đoàn Giỏi (tiểu sử, đặc điểm sáng tác…)

- Giới thiệu về văn bản Sông nước Cà Mau (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Những ấn tượng chung về cảnh sông nước Cà Mau

- Một vùng sông ngòi kênh rạch rất nhiều, bủa giăng chằng chịt như mạng nhện

- Có những màu sắc riêng biệt: màu xanh của trời, nước, cây, lá rừng tạo thành một thế giới xanh, xanh bát ngát

- Âm thanh rì rào của gió, rừng, sóng biển ru vỗ triền miên

→ Đoạn văn sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật (biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, các tính từ chỉ màu sắc, các từ láy, các tính từ cảm nhận bằng tính giác và thị giác)

→ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh”  tràn đầy hoang sơ, bí ẩn và hấp dẫn của Cà Mau.

b. Cảnh kênh rạch, sông nước được giới thiệu tỉ mỉ, cụ thể, thấm đẫm màu sắc địa phương

- Tên gọi các con sông, địa danh: không mĩ lệ mà dựa theo đặc điểm riêng của sông nước Cà Mau:

Rạch Mái Giầm (vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm)Kênh Bọ Mắt (vì ở đó tụ tập hông biết cơ man nào là bọ mắt)Kênh Ba Khía (vì hai bên bờ tụ tập toàn những con ba khía)Xã Năm Căn (vì ngày xưa trên bờ sông chỉ độc một cái lán năm gian của những người đi đốn củi hầm than dựng nên)

→ Tên gọi vô cùng tự nhiên, hoang dã, gần gũi với thiên nhiên, thể hiện sự giản dị, chất phác của người dân nơi đây.

- Miêu tả dòng sông Năm Căn:

+ Dòng sông Năm Căn:

Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thácCá hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng - Biện pháp tu từ so sánh

+ Rừng đước 2 bên bờ dòng sông Năm Căn:

Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi

Dựng cao ngất như 2 dãy tường thành vô tận - Biện pháp tu từ so sánhCây đước ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh

→ Tác giả sự dụng các hình ảnh so sánh cùng nhiều động từ mạnh giúp khắc họa nên hình tượng con sông rộng lớn, hùng vĩ đến choáng ngợp.

c. Vẻ đẹp của chợ Năm Căn

- Quang cảnh: vừa quen thuộc, vừa mới lạ:

+ Quen thuộc: giống các chợ cận biển khác của vùng Bạc Liêu, với:

Những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh 2 tầngNhững đống gỗ cao như núi chất dựa bờNhững cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sông...

+ Mới lạ - vẻ bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đầy kiêu hãnh với:

Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sôngNhững lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền NamNhững ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng - sông chiếu rực trên mặt nướcBày bán nhiều món ngon như món xào, món nấu Trung Quốc, đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm vài cút rượu...Bày bán nhiều loại vật dụng từ nhỏ đến lớn như cây kim cuộn chỉ, vật dụng hằng ngày, quần áo may sẵn, nữ trang đắt giá...

- Người dân: đa dạng các kiểu người, dân tộc sinh sống như:

Những người con gái Hoa Kiều bán hàng xởi lởiNhững người Chà Châu Giang bán vảiNhững bà cụ già người Miên bán rượu...

→ Với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu áo quần sặc sỡ

⇒ Tất cả góp phần tạo nên vẻ đẹp trù phú, độc đáo của chợ Năm Căn mà khó nơi nào có được, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn

Nội dung: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốcNghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, cảm nhận bằng nhiều giác quan, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật…

- Cảm nhận của bản thân về sông nước Cà Mau: đẹp hoang sơ, hấp dẫn…

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
JN
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
KZ
Xem chi tiết