Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Nét khác biệt giữa Nguyễn Khuyến với các nhà thơ khác cùng thời là gì? * 1 điểm Chất trữ tình và chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến không tách rời nhau. Nguyễn Khuyến là nhà thơ trữ tình lớn của dân tộc Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, ông viết rất nhiều về đề tài nông thôn Việt Nam Thơ Nguyễn Khuyến có tính chất tự trào sâu sắc
Tên hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là:
A. Quế Sơn
B. Hải Thượng Lãn Ông
C. Thanh Hiên
D. Ức Trai
Tích vào đáp án không đúng khi nói về tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khuyến:
1. Nguyễn Khuyến chỉ làm quan hơn 10 năm
2. Nguyễn Khuyến xuất thân trong 1 gia đình quan lại suy tàn
3. Phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến dành cho việc dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà
4. Nguyễn Khuyến sống chủ yếu ở quê ngoại tại huyện Nam Định
5. Nguyễn Khuyến là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân pháp
6. Tuy học rộng tài cao nhưng Nguyễn Khuyến thi nhiều lần đều không đỗ kì thi Hương
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích:
“Đầu lòng hai ả tố nga
......
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là một nhà thơ, cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược. Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khu triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. Câu 1: Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) Câu 3: Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:
A. Mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của quá khứ còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”
B. Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:
a)
Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.
(Tố Hữu - Tiếng hát sang xuân)
b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ rùng là mợ Du và thằng Dũng.
(Nguyên Hồng - Mợ Du)
c) Thật là một cái gông xứng dáng với tội án sáu người tử tù
(Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù)
d) Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.
(Nam Cao - Chí Phèo)
Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:
a. Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.
(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)
b. Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
c. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
d. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.
(Nam Cao, Chí Phèo).