Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?
A. Tập tính kiếm ăn.
B. Tập tính di cư.
C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
D. Tập tính sinh sản.
Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chỉ để phục vụ cho sinh sản của ong chúa hoặc khi có kẻ đến phá tổ nó lăn xả vào chiến đấu và hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ. Đây là ví dụ về tập tính nào ở động vật?
A. Tập tính kiếm ăn
B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
C. Tập tính sinh sản.
D. Tập tính vị tha.
Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7)
B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7)
C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7)
D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8)
Khi nói về tập tính ở động vật, cho các phát biểu sau đây:
(1). Các tập tính của động vật trong tự nhiên giúp chúng tăng khả năng sống sót trước các điều kiện môi trường.
(2). Các tập tính bẩm sinh của động vật không được con người sử dụng trong các hoạt động huấn luyện động vật.
(3). Việc huấn luyện các động vật làm công tác nghiệp vụ dựa trên quá trình xây dựng và hình thành các phản xạ có điều kiện.
(4). Các tập tính học được có thể bị dập tắt nếu các kích thích duy trì tập tính không còn nữa.
Số phát biểu chính xác là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ:
A. hợp tác
B. cạnh tranh
C. dinh dưỡng
D. sinh sản
Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật?
(1) Thức ăn. (2) Hoạt động sinh sản.
(3) Hướng nước chảy. (4) Thời tiết không thuận lợi
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Về quá trình hình thành tập tính ở các loài động vật, một học sinh đưa ra các phát biểu dưới đây:
(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.
(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.
(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi.
(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.
Những phát biểu nào không đúng với sự hình thành tập tính học được là:
A. (1), (3) và (4)
B. (2), (3) và (4)
C. (1), (2) và (3)
D. (1), (2) và (4)
1.Cây phát sinh,giới động vật:khái niệm,ý nghĩa,mối quan hệ họ hàng
2.đặc điểm cấu tạo và tập tính của động vật ở môi trường đới lạnh và đối nong.Biện pháp duy trì đa dạng sinh học
Mối quan hệ nào sau đây là quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật?
A. Hợp tác.
B. Cạnh tranh.
C. Dinh dưỡng.
D. Sinh sản.