H24

    Tạo hóa cho loài chim đôi cánh là để bay, nhưng trong trời đất này có biết bao con chim không được bay. Nhà tôi cũng có một con, con Khướu, được nuôi trong lồng. Nó được nuôi trong một cái lồng tuyệt đẹp, cái lồng tre nổi tiếng của Lạng Sơn. Mái lồng như mái đình, quanh lồng được chạm trổ theo hình hoa văn, trong lồng có ba cái lọ sứ Tàu để đựng thức ăn thức uống. Cái lồng được treo dưới mái bên mảnh vườn treo trên nhà. Nếu những con chim khác biết được không thể không ganh tị với nó. Quanh nó là cây cảnh với phong lan, không mưa không nắng, nhưng vẫn nhìn thấy khoảng trời mênh mông qua mảnh vườn. Nó như sống trong cảnh thần tiên, thức ăn thức uống đủ đầy, chỉ có hót thôi
    Một lần thằng con tôi lại sơ ý. Con Khướu lại vù bay. Nó bay đi lần này, cả nhà không lo buồn như lần trước. Bởi đoán thế nào nó cũng quay về. Và đúng như cũ. Thằng lớn của tôi lại treo cái lồng ra ngoài trời. Người trong nhà không còn ai phập phồng nữa, biết chắc là chốc nữa nó sẽ lại sà xuống chui vào lồng.
    Chỉ có thằng út là vẫn háo hức đi tìm một chỗ núp rình xem, với nó như một trò chơi hồi hộp lý thú

Trên vòm lá, con Khướu lại hót. Nó hót một chuỗi dài như báo tin, nó đã về. Và từ trên vòm lá nó lao xuống.

Khi nó lao xuống đến lưng chừng thì trên trời bỗng vang lên tiếng hót của một con chim trời. Tiếng hót của con chim lạ ấy tôi nghe thảnh thót hơn và cũng dịu dàng hơn, chắc là con chim mái.

Tiếng con chim trời ấy đã cứu con Khướu nhà. Đang lao thẳng xuống vực thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời.

Thế rồi con trước con sau như hai mũi tên đen, đuổi nhau lượn vòng vòng trên tàn cây, vừa lượn đuổi vừa hót.

Rồi từ xa, hai con vụt bay đến nhau, khi vừa đến bên nhau thì chúng dựng cánh, cùng vút thẳng lên trời cao. Rồi xòe cánh, cánh kề cánh nương nhau bay lượn, vừa bay vừa hót. Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quít như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỷ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động 

cả trời chiều. Cái vòng lượn của đôi chim mỗi lúc rộng ra, và tiếng hót mỗi lúc, mỗi lúc từ xa cho đến xa.

Chiều hôm sau thằng con lớn của tôi lại treo cái lồng ra ngoài trời, đợi con Khướu. Nhưng con Khướu không về trên vòm lá. Thằng con tôi kiên nhẫn, chiều hôm sau lại mang cái lồng ra.

Tôi bảo:

- Thôi dẹp đi. Nó không về nữa đâu.

- Sao vậy ba? - Thằng út tôi hỏi.

Thôi dẹp đi, ba biết nó không về - Tôi nghĩ mà không nói. Lần này nó có đôi cánh của tình yêu, đôi cánh tình yêu đã đưa nó về với cảnh thênh thang của đất trời. Và nó là chim - chim thì phải bay. Chim bay...                  

Câu 1: Ý nào nói đúng về phương thức chính của đoạn trích?

A. Tự sự                                                  B. Miêu tả

C. Biểu cảm                                            D. Thuyết minh

Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên là:

A. Nhân vật “tôi”                                                    B. Thằng út

C. Thằng con lớn                                                     D. Con Khướu nhà

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên qua hình ảnh con chim Khướu

B. Ca ngợi tiếng hót của con chim Khướu

C. Kể lại chuyện con chim Khướu sổ lồng hai lần khiến cả gia đình nhân vật “tôi” lo lắng

D. Kể về cuộc sống của con chim Khướu thoát khỏi cái lồng trở về thế giới tự do.

Câu 4: Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích:

A. Ngôi thứ nhất                                     B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba                                         D. Không xác định được

Câu 5: Không gian nghệ thuật được khắc hoạ trong đoạn trích là:

A. Đình làng                                                     B. Cánh đồng

C. Cái lồng, khu vườn treo, bầu trời tự do        D. Chợ

Câu 6: Đề tài của tác phẩm có đoạn trích là gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Cuộc sống của thiên nhiên

C. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

D. Mỗi quan hệ giữa con người và con người

Câu 7: Câu: “Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quít như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỷ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều.” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Nhân hóa, so sánh

B.    Nhân hóa, ẩn dụ

C.    Nói quá, so sánh

D.   Liệt kê, so sánh

Câu 8: Đoạn văn: “Trên vòm lá, con Khướu lại hót. Nó hót một chuỗi dài như báo tin, nó đã về. Và từ trên vòm lá nó lao xuống” không sử dụng phép liên kết nào?

A.   Phép lặp

B.    Phép nối

C.    Phép thế

D.   Phép cùng trường liên tưởng

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:

Câu 9: Cảm nhận của em về chi tiết “Tiếng con chim trời ấy đã cứu con Khướu nhà. Đang lao thẳng xuống vực thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời.”

Câu 10: Em có đồng tình với việc nuôi nhốt chim không? Vì sao?

H24
18 tháng 7 2024 lúc 21:04
Câu 1: Ý nào nói đúng về phương thức chính của đoạn trích?

A. Tự sự

Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên là:

D. Con Khướu nhà

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì?

D. Kể về cuộc sống của con chim Khướu thoát khỏi cái lồng trở về thế giới tự do.

Câu 4: Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích:

A. Ngôi thứ nhất

Câu 5: Không gian nghệ thuật được khắc hoạ trong đoạn trích là:

C. Cái lồng, khu vườn treo, bầu trời tự do

Câu 6: Đề tài của tác phẩm có đoạn trích là gì?

C. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

Câu 7: Câu: “Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quít như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỷ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều.” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa, so sánh

Câu 8: Đoạn văn: “Trên vòm lá, con Khướu lại hót. Nó hót một chuỗi dài như báo tin, nó đã về. Và từ trên vòm lá nó lao xuống” không sử dụng phép liên kết nào?

C. Phép thế

Câu 9: Cảm nhận của em về chi tiết “Tiếng con chim trời ấy đã cứu con Khướu nhà. Đang lao thẳng xuống vực thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời.”

-Chi tiết này thể hiện sự giải thoát và tự do mà con Khướu tìm thấy nhờ tiếng hót của con chim trời. Tiếng hót của con chim trời không chỉ là tiếng gọi mà còn là lời mời gọi tự do, thức tỉnh bản năng và khát khao bay lượn của con Khướu. Hình ảnh "ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời" biểu thị sự mạnh mẽ, quyết đoán trong việc chọn tự do thay vì sống trong cái lồng, dù lồng đó có đẹp đẽ và tiện nghi đến đâu cũng thiếu đi sự tự do.

Câu 10: Em có đồng tình với việc nuôi nhốt chim không? Vì sao?

-Em không đồng tình với việc nuôi nhốt chim. Chim là loài sinh vật có đôi cánh để bay lượn tự do trên bầu trời, việc nhốt chúng trong lồng không chỉ hạn chế khả năng tự nhiên của chúng mà còn làm mất đi bản chất và niềm vui sống của chúng. Mặc dù có thể cung cấp cho chim một môi trường sống thoải mái trong lồng, nhưng không thể nào thay thế được bầu trời rộng lớn và tự do. Tự do bay lượn, tìm kiếm thức ăn và giao tiếp với đồng loại là điều kiện sống tự nhiên và thiết yếu của chim, và việc nuôi nhốt chim là một hành động xâm phạm đến quyền tự do đó (có thể :))) )

Bình luận (0)