Bài 5. Các nước Đông Nam Á

DQ

undefined

Tại sao ngày đầu năm lại được gọi là “Nguyên đán”? Tên gọi này có nguồn gốc từ đâu?

Thiệp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ? Các em có biết không?

TL
24 tháng 1 2021 lúc 9:28

Trong một năm có nhiều ngày, nhiều dịp Tết và trong những dịp Tết đó thì Tết Nguyên đán là quan trọng nhất.

"Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Nguyên đán có nghĩa là ngày đầu tiên/buổi sáng đầu tiên trong một năm.

Ngoài ra, nhiều người cũng lí giải từ "nguyên" còn thể hiện cho sự đầy đủ, tròn trịa, trọn vẹn và cũng vì thế, Tết Nguyên đán còn có một ý nghĩa khác biểu trưng cho ước muốn cuộc sống luôn được ấm no, đầy đủ của người dân.

Ở Trung Quốc thời xưa, thiếp chúc Tết cũng được gọi là thích, là thiếp, cũng có khi gọi là môn trạng. Thiếp xuất hiện sớm nhất dưới triều nhà Tống. Thời đó rất thịnh hành việc hàng năm gửi thiếp chúc Tết. Tương truyền hoạ sỹ của triều đình Nam Tống là Lý Tung có vẽ bức “Tuế chiêu đồ” (Bức tranh sáng đẩu năm), trên đó vẽ cả nhà chủ nhân đang đón tiếp khách khứa trong viện, khi đó các gia nhân trong căn nhà bên cạnh nhận những tờ thiếp giấy đỏ để mừng năm mới. Trên các tờ thiếp màu đỏ ấy người ta ghi họ tên của mình gửi tới bạn bè để tỏ ý chúc mừng. Vì loại thiếp này là nhờ người khác mang đi cho nên gọi là thiệp chúc  Tết.

Bình luận (0)
NK
24 tháng 1 2021 lúc 9:28

"Nguyên" có nghĩa là bắt đầu, tức là thứ nhất

"Đán" có nghĩa là ngày

Ghép hai từ này lại ta được từ "nguyên đán" có nghĩa là ngày đầu năm

Tên gọi này có nguồn gốc từ Trung Quốc

Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc tính năm theo Công nguyên, bắt đẩu coi trọng ngày tết Nguyên đán, vì thế cho nên việc ăn mừng năm mới cũng theo năm mới dương lịch, thiếp chúc mừng năm mới cũng bắt đẩu có từ ngày ấy

 

 

Bình luận (0)
NT
24 tháng 1 2021 lúc 9:30

*Vì sao ngày đầu năm được gọi là ''Nguyên Đán''

Nguyên thuỷ của Tết là từ “Tết Nguyên Đán”. Tết Nguyên Đán thường được gọi tắt là Tết.Tết có nghĩa là Tiết, như thời tiết, mùa. Nguyên có nghĩa là đầu tiên hoặc sự khởi đầu. Đán có nghĩa là ngày hoặc là buổi sáng sớm. Vì vậy Tiết Nguyên Đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của mùa xuân hoặc đúng hơn là ngày đầu tiên của năm âm lịch. Tết là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt. Đây là dịp sum họp và đoàn tụ của mọi gia đình sau một năm bận rộn, tất bật với công việc.

*Tên gọi này có nguồn gốc từ đâu?

Về mặt chữ thì tên gọi ''Nguyên Đán'' có nguồn gốc từ Trung Quốc

Về mặt ngữ nghĩa thì Tết Nguyên đán Việt Nam không phải là Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Bởi Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã chứng minh rằng: Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (tức là Âm lịch) trong khi Tết Nguyên đán của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời (tức là Dương lịch). Cho nên, thực chất Tết của người Việt sẽ gần giống với Xuân Tiết của người Trung Hoa hơn.

*Thiệp chúc Tết bắt đầu có từ thời nhà Tống ở Trung Quốc.

Bình luận (0)
MN
24 tháng 1 2021 lúc 9:31

 

Tết Nguyên Đán: 

- là dịp được người Việt mong chờ nhất trong năm.

- Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên trong năm, tên gọi ấy dùng để phân biệt với một số dịp lễ khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu.

- Trong tiếng Hán, 'Nguyên' có nghĩa là sự khởi đầu còn 'Đán' là buổi sáng sớm, khi ghép lại được chữ 'Nguyên Đán' tức là buổi sáng khởi đầu của một năm mới. Riêng chữ 'Tết' được đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ 'Tiết'. Theo lịch Trung Quốc xưa, một năm gồm có 24 tiết và 'Nguyên Đán' được coi là tiết đầu tiên trong năm. 

Nguồn gốc : 

- Về mặt chữ thì tên gọi của Tết Nguyên đán được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong tiếng Hán, “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu còn “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm cho nên ghép lại “nguyên đán” tức là buổi sáng khởi đầu của năm mới

Thiệp chúc Tết : 

- Thiệp chúc tết có nguồn gốc từ xa xưa bắt nguồn từ văn hoá Trung Hoa và là dưới thời nhà Tống. Người xưa không gọi thiệp tết mà là thiếp tết, hoặc môn trang.

- Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc tính năm theo Công nguyên, bắt đầu coi trọng ngày tết Nguyên đán, vì thế cho nên việc ăn mừng năm mới cũng theo năm mới dương lịch, thiếp mừng năm mới cũng đã bắt đầu có từ ngày ấy.

Bình luận (0)
H24
24 tháng 1 2021 lúc 9:52

Nguyên có nghĩa là đầu tiên, trước nhất. Đán có nghĩa là sớm. Có thể hiểu được rằng là buổi đầu tiên của năm mới khởi đầu cho mọi thành công và sự cố gắng lỗ lực. Tên gọi tết "Nguyên Đán" có nguồn gốc từ tiếng Hán Việt, hay còn có tên gọi khác là "tết âm lịch, tết cả". Năm 1843, Hoàng đế Anh đã nhờ một họa sĩ thiết kế tờ thiếp mừng Noel. Từ đó về sau, từ một tháng trước ngày Noel, người ta đã bắt đầu gửi cho nhau thiếp mừng. Ở Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á, người ta gởi thiệp chúc mừng nhau vào dịp Tết Nguyên đán, là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Ngày nay, việc gởi thiệp chúc mừng có trong nhiều dịp lễ, Tết, Noel, sinh nhật... 

Bình luận (0)
H24
24 tháng 1 2021 lúc 10:37

Tại sao ngày đầu năm lại được gọi là “Nguyên đán”?

Tết Nguyên Đán thường được gọi tắt là Tết.Tết có nghĩa là Tiết, như thời tiết, mùa. Nguyên có nghĩa là đầu tiên hoặc sự khởi đầu. Đán có nghĩa là ngày hoặc là buổi sáng sớm. Vì vậy Tiết Nguyên Đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của mùa xuân hoặc đúng hơn là ngày đầu tiên của năm âm lịch

 Tên gọi này có nguồn gốc từ đâu?

Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Việt Nam (sau đó được người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay )

Thiệp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ? 

Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc tính năm theo Công nguyên, bắt đầu coi trọng ngày tết Nguyên đán, vì thế cho nên việc ăn mừng năm mới cũng theo năm mới dương lịch, thiếp chúc mừng năm mới cũng bắt đầu có từ ngày ấy

Bình luận (0)
H24
24 tháng 1 2021 lúc 11:08

Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á và Đông Nam Á. Trước ngày Tết, người Việt có các phong tục như "cúng Táo Quân" (23 tháng Chạp Âm lịch) và "cúng Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng Chạp Âm lịch).

Vì Tết tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng Giêng âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Sắm đào và quất ở miền Bắc, miền Trung hay mai ở Miền Nam được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày giáp Tết. Sau đó, trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.

 

Bình luận (0)
H24
24 tháng 1 2021 lúc 11:09

Ở Trung Quốc thời xưa, thiếp chúc tết cũng được gọi là thích, là thiếp, cũng có khi gọi là môn trạng.

Thiếp xuất hiện sớm nhất dưới triều nhà Tống. Thời bấy giờ rất thịnh hành việc hàng năm gửi thiếp chúc Tết. Tương truyền họa sĩ của triều đình Nam Tống là Lí Tung có vẽ bức Tuế chiêu đồ (Bức tranh sáng đầu năm), trên đó vẽ cả nhà chủ nhân đang đón tiếp khách khứa trong viện, khi đó các gia nhân trong căn nhà ở bên cạnh nhận những tờ thiếp giấy đỏ để mừng năm mới. Trên các tờ thiếp mầu đỏ ấy người ta ghi họ tên của mình gửi tới bạn bè để tỏ ý chúc mừng. Vì loại thiếp này là nhờ người khác mang đi cho nên mới có cái tên là phi thiếp.

Ngày 25 tháng Mười Hai là tết Noel, tức là ngày Chúa Jesus, người sáng lập đạo Cơ-đốc ra đời. Ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, nơi đạo Cơ-đốc được thịnh hành, lễ Noel cũng như ngày Tết mùa xuân ở Trung Quốc là ngày lễ quan trọng nhất trong cả năm. Để tiện cho việc chúc mừng, năm 1843, quốc vương Anh đã nhờ một họa sĩ thiết kế tờ thiếp mừng Noel đầu tiên, từ đóề sau bắt đầu từ một tháng trước ngày Noel người ta đã bắt đầu gửi cho nhau thiếp mừng.

Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc tính năm theo Công nguyên, bắt đầu coi trọng ngày tết Nguyên đán, vì thế cho nên việc ăn mừng năm mới cũng theo năm mới dương lịch, thiếp mừng năm mới cũng đã bắt đầu có từ ngày ấy.

Bình luận (0)
H24
24 tháng 1 2021 lúc 11:11

Tại sao ngày đầu năm lại được gọi là “Nguyên đán”?

Trả lời :  +) Từ “ Nguyên ” trong “ Nguyên Đán ” nghĩa là đầu (Hoặc đầu tiên).

               +) Từ “Đán "  trong “ Nguyên Đán ” nghĩa là ngày.

==> Từ " Nguyên Đán " có nghĩa là ngày đầu tiên hay ngày đầu tiên của một năm , ngày đầu năm.

Tên gọi này có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời : Từ Nguyên đán được bắt nguồn từ Trung Quốc.

( Bổ sung : Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thừa") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán. Sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. )

                                                                                                   Nguồn : https://vi.wikipedia.org

 ( Phần này em bổ sung từ trên mạng )

Thiệp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ?

Trả lời : Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc tính năm theo Công nguyên, bắt đầu coi trọng ngày tết Nguyên Đán.Thiệp xuất hiện sớm nhất dưới triều nhà Tống.

Bình luận (0)
IT
25 tháng 1 2021 lúc 20:38

-Tết cổ truyền là một trong những dịp lễ quan trọng của đất nước Việt Nam.

Tết có nghĩa là Tiết, như thời tiết, mùa. Nguyên có nghĩa là đầu tiên hoặc sự khởi đầu. Đán có nghĩa là ngày hoặc là buổi sáng sớm. Vì vậy Tiết Nguyên Đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của mùa xuân hoặc đúng hơn là ngày đầu tiên của năm âm lịch.

Thiệp chúc Tết bắt đầu có từ thời nhà Tống ở Trung Quốc.

Bình luận (0)