ND

tại sao chúng ta phải học, học để làm gì, học như thế nào

 

HS
9 tháng 3 2019 lúc 20:24

vì bố mẹ bắt hoc thôi

Bình luận (0)
ND
9 tháng 3 2019 lúc 20:25

viết văn chứng minh hay nhể

Bình luận (0)
H24
9 tháng 3 2019 lúc 20:26

 Để cảm nhận được điều này một cách tốt nhất, bạn hãy thử không đi học khoảng 1 thời gian nào đó đi. Khi đó bạn thấy chính mình sẽ như thế nào? Tầm hiểu biết không tăng lên trong khi xã hội luôn có bước biến đổi không ngừng. Liệu bạn có cảm thấy hụt hẫng không? Có cảm thấy một cái gì đó kì lạ trong cảm giác mình hok? Theo mình, tới lúc đó tự bản thân bạn sẽ thôi thúc bạn học hỏi. 
Một điều nữa là bạn đừng cho rằng học chỉ là ngồi trên ghế nhà trường, trung tâm, học là phải có ai đó dạy mình. Học không đơn thuần như thế, học chính là quá trình bạn tiếp thu và tăng khả năng nhận thức của mình thông qua các hoạt động hằng ngày.

Bình luận (0)
HS
9 tháng 3 2019 lúc 20:26

ừ thì sao thằng điên

Bình luận (0)
DL
9 tháng 3 2019 lúc 20:32

bạn ko thích đi học à bạn???????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Bình luận (0)
ND
9 tháng 3 2019 lúc 20:33

đề viết văn mà mấy chế

Bình luận (0)
HS
9 tháng 3 2019 lúc 20:33

có nhưng ko biết nên nói đại thôi

Bình luận (0)
HS
9 tháng 3 2019 lúc 20:36

thích thì chế thôi

Bình luận (0)
LT
27 tháng 3 2019 lúc 20:57

Con người ta ai sinh ra trong đời chẳng muốn trở thành một người có ích, một người tài giỏi cho xã hội? Muốn vậy, thì cách duy nhất là phải có tri thức, có hiểu biết, và muốn có điều ấy, chúng ta phải học, giống như V.I.Lenin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy, Lenin muốn nhắn nhủ điều gì qua câu nói ấy? Trước hết, “học” là một hành động mà con người ta ai cũng sẽ trải qua trong cuộc đời, đó là sự tiếp thu những điều mới mẻ, trau dồi các kỹ năng để hoàn thiện bản thân mình. Nhưng phạm vi V.I.Lenin đặt ra không chỉ dừng ở việc “học” mà còn phải “học nữa”, là ngoài những kiến thức ta học trong nhà trường, sách vở, cần phải trau dồi thêm những tri thức bên ngoài, học ở một mức độ nâng cao hơn, rộng rãi hơn. Từ đó, ông khẳng định “học mãi”, là học không ngừng nghỉ, không giới hạn ở độ tuổi, thời gian, say mê, tiếp thu kiến thức mọi lúc mọi nơi, khi nào con người ta còn tồn tại, ta vẫn cần phải học. Như vậy, qua câu nói ngắn gọn theo thể thức tăng tiến, V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong quá trình hoàn thiện và phát triển ở cuộc đời của mỗi con người. 

Lời khẳng định của Lenin là hoàn toàn đúng đắn trong cuộc sống hôm nay. Tại sao lại vậy? Đầu tiên, cần hiểu rằng, tri thức nhân loại là vô cùng,vô tận, những gì chúng ta tiếp thu từ nhà trường, qua sách vở, sách giáo khoa,..chỉ đơn thuần là một phần rất nhỏ trong kho tàng kiến thức muôn đời. Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng trăm nghìn, hàng triệu năm , bằng ấy thời gian là bằng ấy những phát minh, những sáng chế mới ra đời ở mọi lĩnh vực, rồi biết bao sự kiện, bao quy luật của tự nhiên,...dưới sự phát triển không ngừng của xã hội cũng ngày một nhiều hơn. Vậy nên, con người ta mới cần phải học, phải tiếp thu những tri thức ấy.

Học tập khiến con người ta hoàn thiện bản thân và tư duy, để phát triển theo những yêu cầu của xã hội. Học cung cấp cho ta tri thức, những điều mà ta không hề biết trước đó. Có học mới biết những hiện tượng trong tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão,..có học ta mới hiểu được nước sôi ở 100 độ C, đèn giao thông có ba màu đỏ, vàng, xanh, rồi tại sao biển lại có sóng, chim lại biết bay,...Khi con người ta có học vấn, biết bao cơ hội sẽ được mở ra trong cuộc sống, trong tương lai, ta tìm kiếm được những cơ hội để thực hiện được ước mơ của mình.

Tuy nhiên, học là vậy, nhưng cũng không thể nào chỉ dừng lại ở một giới hạn nào đó. Có những người cho rằng, chỉ cần học hết 12 năm học sinh, có chăng thì thêm 4 năm đại học là quá đủ để sau này có công việc, kiếm được nhiều tiền, thực hiện được ước mơ, hoài bão. Thế nhưng nếu điều đó là đúng thì đã không có tình trạng hàng nghìn sinh viên ra tường với tấm bằng đại học loại giỏi trong tay nhưng lại thất nghiệp hàng loạt. Do đó, khi xã hội càng phát triển, yêu cầu đặt ra với mỗi người cũng sẽ ngày càng một cao hơn, mà trước yêu cầu cao ấy, nếu con người ta không học rộng hơn, học ở một mức cao hơn trong khi kiến thức là vô cùng vô tận thì làm sao có thể có những cơ hội trong tương lai?

Học kiến thức nhưng cũng không phải là không học cách làm người, trau dồi đạo đức. Xung quanh ta có biết bao những con người với hàng loạt điều tốt đẹp, ta cũng có thể học được từ họ các điều hay, lẽ phải, học cách đối nhân xử thế. Bên cạnh đó, học cũng cần đi đôi với hành, nếu chỉ học những lý thuyết suông đơn thuần trong sách vở mà không áp dụng thực tế thì cũng không có hiệu quả. . Học ở đây có nhiều hình thức, có những người học qua sách vở, qua thầy cô truyền đạt tri thức, có những người đi đây đi đó để “đi một ngày đàng học một sàng khôn” ,giống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước, trải qua biết bao công việc như phụ bếp,cào tuyết,... bôn ba nơi xứ người thế nhưng với mỗi công việc, với mỗi điểm dừng chân, Bác lại học hỏi thêm được nhiều điều mới, như ngôn ngữ, như kỹ năng...Nhìn chung, việc học không hạn định chúng ta trong một phạm vi cụ thể, cũng không phải là ngày ngày miệt mài gác đèn đọc sách mà không có sự nghỉ ngơi. Rõ ràng, “học” mang nhiều nghĩa và nhiều hình thức, không chỉ là tiếp thu tri thức từ việc học tập mà còn là tiếp thu từ những người xung quanh, từ những hiện tượng trong cuộc sống, ta đến một nơi, nhìn nhận ra một vấn đề đúng, đó cũng là học, ta nhìn thấy một người giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, rồi lần sau ta cũng làm theo họ, đó cũng là học....Tất nhiên, “học, học nữa, học mãi” cũng không có nghĩa là điều gì cũng học, học mọi thứ, kể cả những cái xấu xa, sai trái. Cần tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai thì việc học của ta mới có hiệu quả.

Trên con đường đi đến thành công của mỗi người, tri thức sẽ như ngọn đèn để soi sáng con đường ấy, vậy nên mỗi người chúng ta đều cần học, học không ngừng, học tri thức, học cả cách làm người,...Lời khẳng định của V.I.Lenin vẫn luôn đúng đắn và giàu ý nghĩa dù là trong quá khứ, hiện tại hay cả tương lai.

Bình luận (0)
ND
27 tháng 3 2019 lúc 20:59

cho mình hỏi k cho một người ntn

Bình luận (0)
LT
27 tháng 3 2019 lúc 21:03

sắp phải rời xa các bạn buồn quá cơ , ko thích đi học thì sống làm j chứ đi học vui lắm nhá , ko tin thì thôi !

Bình luận (0)
ND
27 tháng 3 2019 lúc 21:05

t i c k như thế nào

Bình luận (0)
LT
27 tháng 3 2019 lúc 21:06

theo đúng yêu cầu văn luận luôn nhá 

Bình luận (0)
LT
27 tháng 3 2019 lúc 21:11

câu t i c k như thế nào nói hay nhỉ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LL
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết