Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ sau
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
•A. Phép đối, liệt kê
•B. Nhân hoá, liệt kê
•C. Ẩn dụ, liệt kê
•D. So sánh, tương phản
Ở bài Hịch tướng sĩ tác giả đã nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ xả thân vì nước trong sử sách Trung Quốc, điểm chung của những tấm gương ấy là gì?
. Khi xây dựng hai nhân vật Đôn Ki- hô- tê và Xan- chô Pan- xa, tác giả Xéc- van- tét đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật nào?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Tương phản.
D. Liệt kê
Tại sao mở đầu bài hịch tác giả lại đưa ra những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách quên mình vì nghĩa lớn?
Trần Quốc Tuấn nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ vốn được lưu danh trong sử sách nước Nam ta. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.
(Huế)
- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).
(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)
Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.
b) Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
c) Phương pháp nêu ví dụ
Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
d) Phương pháp dùng số liệu, con số
Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?
e) Phương pháp so sánh
Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.
f) Phương pháp phân loại phân tích
Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?
1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?
2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)
5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.
6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.