MG

tả một di tích lịch sử ở hải hậu

dành 1like cho ai trả lời đầu tiên nha!

H24
Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ.  Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự. Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)…  Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ.  Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
12 tháng 3 2020 lúc 9:57

Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ. 

Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự. 

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu).
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu).

Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)… 

Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ. 

Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MG
12 tháng 3 2020 lúc 10:00

mình tăng số lên top 5 người nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
12 tháng 3 2020 lúc 10:01

mình ko đc tích à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KK
12 tháng 3 2020 lúc 10:02

Di tích lịch sử - văn hóa: Chùa Lương - đền thờ Thủy tổ - nơi hội tụ và lan tỏa sức mạnh đoàn kết của người dân Hải Hậu

“Quần Anh có tiếng từ xưa, Biển đình Phong Lạc, bia chùa Phúc Lâm. Khách về, khách vẫn hỏi thăm, Nước chè cầu Ngói, tơ tằm chợ Lương”

Câu ca truyền đời nói đến một vùng đất mà cách đây hơn 5 thế kỷ là cái nôi của cuộc khai hoang, lấn biển. Hơn 500 năm trước, tứ Tổ khai sáng: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập và 9 dòng họ từ khắp nơi tụ về sinh cơ, lập nghiệp. Trải qua bao gian nan, vất vả lập nên những xóm làng trù mật, phát triển trăm nghề, mở rộng địa bàn sinh sống để thành huyện Hải Hậu ngày nay.

Vùng đất Quần Anh xưa (lúc đầu mang tên Quần Cường ấp, có thời là xã Quần Phương) còn lưu giữ những di sản văn hóa phong phú, mà tiêu biểu là cụm di tích lịch sử -văn hóa chùa Lương, cầu Ngói, và đình Phong Lạc có tấm biển mang 4 chữ: "Thiện tục, khả phong" do triều đình phong kiến ban tặng năm 1867.

Chùa Lương, cầu Ngói đều ở trên đất Hải Anh hiện nay. Lịch sử xây dựng chùa và cầu gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển vào thế kỷ XV - XVI. Chùa Lương, tên tự là Phúc Lâm (còn gọi là Chùa Trăm gian): Chùa được xây dựng sớm nhất Quần Anh, vào khoảng cuối thế kỷ XV. Chùa làm ở ngay bắc chợ Lương nên người ta cũng gọi là chùa Lương. Khi mới làm, chùa được lợp cỏ, sau lợp ngói .

Qua nhiều lần xây dựng và trùng tu chùa Lương ngày càng rộng lớn, có quy mô hoàn hảo với 100 gian, gồm Tiền đường, Thượng điện, Hậu điện, 2 hành lang Đông Tây, nhà tổ, 2 dẫy hậu phòng, nhà khách, gác chuông, tam quan, trước chùa có hồ bán nguyệt. Ngôi chùa hiện tại có quy mô khá lớn, gồm 100 gian, mang phong cách kiến trúc dân tộc của nhiều thời đại, nhưng đậm nét vẫn là phong cách của hai thế kỷ XVII -XVIII. Chùa dựng trên thế đất đẹp, thoáng. Trước chùa là hồ nước xanh trong, rộng hàng mẫu như tấm gương in bóng tam quan, cùng các cây cổ thụ... càng tôn vẻ đẹp của tổng thể công trình. Khuôn viên chùa Lương có thể chia làm hai khu vực gắn bó chặt chẽ với nhau. Khu vực thứ nhất là những công trình quan trọng tập trung trong khu vực chính tất cả có 49 gian bao gồm: Tiền đường, tam bảo, gác chuông, hậu đường và hai dãy hành lang đông tây được liên kết lại theo lối giao mái, bắt vần, tạo nên tổng thể kiến trúc hài hòa. Vật liệu xây tường, lợp mái được dùng là gạch Bát Tràng vuông và ngói ta. Nổi bật hơn cả là tiền đường 5 gian bảo lưu đậm đà phong cách kiến trúc thời Hậu Lê (TK XVII - XVIII). Công trình không vươn theo chiều cao mà phát triển theo chiều rộng nên có dáng thấp với mái ngói uốn cong mềm mại. Cấu kiện kiến trúc sử dụng theo kiểu: bẩy, kẻ, trụ non, câu đầu.

Khu vực thứ hai của chùa Lương có nhà tổ "Quan âm các" nhà khách, tăng phòng, nhà kho, nhà bếp... bao gồm 49 gian lớn, nhỏ cũng xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Phía bắc chùa có hàng chục tháp mộ, gắn với tổng thể kiến trúc của ngôi chùa. Khách tham quan sẽ rất thú vị trước giếng nước chùa Lương bởi sự độc đáo: thành giếng được tạo thành bằng những chiếc cối đá xếp vòng tròn chồng từng lớp lên nhau. Nước giếng trong vắt, tinh khiết vẫn thường dùng để đồ xôi sửa lễ cúng Phật.

Tổng thể kiến trúc chùa Lương, đặc biệt ở khu vực chính đã thể hiện trình độ kỹ thuật điêu luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của những nghệ nhân dân gian. Đó là việc tạo nên bộ khung của các hạng mục công trình vừa đảm bảo sự chắc chắn, độ bền vững qua nhiều thế kỷ mà vẫn nhẹ nhàng thanh thoát. Kỹ thuật lắp ráp, làm mộng mẹo ở trình độ cao làm cho các thành phần kiến trúc được liên kết với nhau rất khít mộng, mặc dù ngôi chùa đã qua nhiều lần tu sửa. Đó còn là tài nghệ trong việc tạo dáng các đầu đao, con kìm, trụ, đấu, con rường, bắp quả; cách gia công đường hoành, lá mái, soi chỉ, các góc... Nghệ thuật điêu khắc cũng rất đặc sắc. Trên các thành phần kiến trúc, nhất là các vì của tòa tiền đường tập trung chạm khắc hình tượng con rồng với nhiều tư thế: rồng chầu mặt nguyệt, rồng cuốn thủy, rồng vuốt râu, rồng ngậm ngọc, rồng bay, rồng cùng ngựa chim cá vui đùa, trúc hóa long. Nổi bật là hình ảnh "hổ phù" vừa oai phong, vừa đẹp đẽ.

Hổ phù chạm nổi
Câu đối chữ bay

Câu đối chùa Lương cũng được khắc vẽ công phu, nội dung phản ánh lòng tự hào dân tộc của người Quần Anh, chẳng hạn như câu sau:

Khí sĩ thứ khâm sùng, bất tự Hán - Minh đế thủy
Dữ kiền  khôn trường tại, khởi ư Đường Hiến Tôn chung

Tam dịch: (Khởi sự sùng kính không phải tự thờ Hán Minh bắt đầu
Cùng đất trời còn mãi, há phải đến thời Đường Hiến Tôn là hết).

Tượng phật trong chùa được đặt trên hệ thống cầu sàn, tạo dáng sinh động gần gũi với đời thường. Các pho tượng có kích thước lớn như Adi đà, tứ vị Bồ Tát, bát vị Kim cương, Hộ pháp càng thể hiện đậm nét phong cách tài hoa nghệ thuật. Ngoài tượng Phật có giá trị nghệ thuật còn phải kể đến ba pho tượng Tam thế, tượng ông tổ khai sáng, các khám thờ, tượng thờ khác.

Hai dãy hành lang Đông, Tây là nơi lưu giữ một khối lượng lớn văn bia có giá trị nhiều mặt. Tổng số gần 40 bia, theo hình thức có thể chia làm hai khối: "Bia vuông tạc tượng, bia tròn ghi công". Nội dung văn bia phong phú, ngoài các bia hậu ghi công sức đóng góp xây dựng chùa, bia ký còn ôn lại công lao khai sáng của bốn ông tổ cho biết các lần trùng tu, nâng cấp ngôi chùa, quá trình khai hoang lấn biển và phản ánh nhiều mặt cuộc sống của nhân dân Quần Anh... Ngay sau hành lang phía tây là ngôi đình Phong Lạc, nơi thờ tứ tổ và các vị liệt tổ về khai sáng quê hương, dựng lập đền chùa.Trong những năm kháng chiếnchùa Lương là cơ sở cách mạng. Hòa bình lập lại, chùa dành phòng khách để dạy chữ cho các lớp học.

Từ xưa, chùa Lương đã là một cảnh quan kỳ thú có một không hai của đất Nam Định. Riêng với người dân Hải Hậu, lễ hội chùa Lương đã có một vị trí đặc biệt trong tâm thức của người dân Hải Hậu. Hàng năm, cứ vào trung tuần tháng 3 âm lịch, dân làng mở hội, gọi là “vào đám cầu phúc” (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà).

Phần lễ gồm: Lễ kỳ yên, cầu phúc, lễ phật, rước kiệu. Phần rước, rất đặc trưng và thú vị. Đội rước đến từ khắp các xóm, các xã của Huyện, các hội tập phúc (Hội tập phúc là nơi có thờ các bà Chúa. Đoàn rước rất đông, và kéo dài đến tận vài cây số, và sẽ tiến hành rước quanh xã. Trong lễ rước thì những người tham gia ăn mặc rất trang nghiêm, tất cả đều vận những bộ đồ được thiết kế riêng cho nghi lễ rước. Mỗi đoàn tham gia đều có đầy đủ các loại kiệu: Nhang án, kiều võng, đội bảo về, đội cờ, đội kèn, đội trống, đội khênh các kiệu.

Về phần hội, mang nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam: kéo co, chơi cờ, hát chèo, lên đồng, hát văn, hát đối, thể dục thể thao có bóng chuyền...Ngày 26/3/1990, chùa Lương được nhà nước cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hoá. Nhà nước dành kinh phí trùng tu, bảo dưỡng để giữ gìn di tích. Chùa đã trở thành một điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

 Cách đây 5 thế kỷ - Thuỷ tổ Trần Vu làm nghề chài lưới ven biển, quan sát thấy bãi biển phía Nam - huyện Nam Chân - Một vùng đất đẹp nổi cồn.

“Chốn hải tần cách nước mây

Cá bơi, hạc đứng, nơi này mở mang”

Thế đất có hình dáng “Long”. Cồn rồng vươn lên phương Bắc, lưng lượn chín khúc (sông cửu khúc), thổ nhưỡng phì nhiêu, long mạch (sông nước) thuận tiện, vượng khí (thiên nhiên) thoáng đãng. Thuỷ tổ nghĩ ngay nơi đây là nơi đất lành (linh) về quê làng Tương Đông cùng Tổ Vũ Chi Nguyên - đỗ tiến sỹ hàm quan Chánh án phủ sứ Ái Châu (Thanh Hoá), sau được Tổ Hoàng Gia, Phạm Cập xuống hiệp lực. Sau quy tụ thêm 9 dòng họ: Lại, Nguyễn, Lê, Bùi, Đỗ, Phan, Đoàn và Trần, Vũ khác.

“Tứ tổ khai cơ, lập cồn ấp

Chín họ bao đê dựng xóm làng”.

Năm 1511 đổi thành Quần Anh Xã (nơi quy tụ các anh tài). Cuộc sống ngày thêm phồn thịnh, phong tục, tập quán làng quê được thiết lập. Năm 1829, thành lập nhiều tổng. Năm 1888, từ các tổng xây dựng nên huyện Hải Hậu. Thuỷ tổ Quần Anh ngoài việc khai hoang lấn biển, mở mang điền địa, còn quan tâm tới nhiều mặt đời sống: mời thầy dạy chữ, dạy nghề, bắc cầu, mở chợ, xây đình, chùa, đền. Làm cho vùng quê ven biển có cuộc sống yên vui, nền nếp. Năm 1862, 1867 Vua Tự Đức ban tặng Quần Anh: “Mỹ tục khả phong” và “Thiện tục khả phong” (nơi có nhiều phong tục tốt đẹp). Để ghi nhớ công ơn tiên tổ tại đình Phong Lạc, nhân dân lập Đền thờ “Thuỷ Tổ Quần Anh” để thờ Tứ tổ và các Liệt tổ khai sáng. Đền làm theo kiểu chữ Đinh, được xây dựng từ năm Đinh Mão (1924). Bài trí, thờ tự ở đây có sự phân định công trạng, trước sau rõ ràng: Ngoài “Tứ tổ khai sáng” còn thờ “Thành trung liệt tổ” tiếp đến “Kế chí liệt tổ”, công nghệ, nghiệp sư. Ngày 26/3/1990 đền Thủy tổ cùng với chùa Lương được Nhà nước cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hoá.

Trải qua bao thăng trầm, biến đổi của lịch sử, Lễ hội chùa Lương - đền thờ Thuỷ Tổ từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng và đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân Hải Hậu, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” biết ơn sâu sắc đối với các bậc Thủy tổ, Liệt tổ và các bậc tiền nhân đã có công khởi nghiệp khẩn hoang lấn biển mở đất. Người Hải Hậu càng thêm tự hào về truyền thống "Tứ tính, Cửu tộc", truyền thống văn hoá “Mỹ tục khả phong”, “Thiện tục khả phong”, truyền thống anh hùng của Đảng bộ, quân dân toàn huyện, tinh thần đoàn kết, gắn bó yêu thương, cần cù, sáng tạo, ý trí tự lực, tự cường trong cuộc sống, lao động sản xuất; tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh cách mạng và ngày nay tiếp tục được phát huy trong sự nghiệp đổi mới với thành tích 37 năm liên tục là điển hình văn hoá cấp huyện của cả nước, huyện 3 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng, huyện điểm nông thôn mới của cả nước.

Là người con Hải Hậu, dù ở phương trời nào, cứ mỗi độ trung tuần tháng 3 âm lịch hàng năm, lòng mỗi người dân Hải Hậu không khỏi trào dâng cảm xúc bồi hồi, dưng dưng xúc động khi hướng về vùng đất khởi nguồn phát tích của quê hương, thành kính dâng lên các tứ tổ, liệt tổ và các bậc tiền nhân những nén tâm nhang thể hiện lòng thành kính, tri ân công đức Tứ tổ và các liệt tổ đã có công khai phá dựng xây mảnh đất Quần Anh xưa - Hải Hậu nay. Và Di tích lịch sử chùa Lương đã trở thành nơi hội tụ - lan tỏa sức mạnh đoàn kết của người dân Hải Hậu. Để mỗi người dân Hải Hậu hôm nay càng thêm tự hào ra sức xây dựng quê hương phú cường - địa linh – nhân kiệt ngày càng giàu đẹp văn minh./.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KK
12 tháng 3 2020 lúc 10:05

Cầu Ngói cách chùa Lương khoảng 100m, nằm trên con đường dẫn vào chùa ngay cạnh khu chợ sầm uất có tên là chợ Lương. Chùa Lương và cầu Ngói cũng được xây dựng trong một niên đại, bởi lẽ đó mà nhân dân ta quen gọi là chùa Ngói – chợ Lương. Đây là một trong những cây cầu cổ nhất  Quần Anh xưa và cũng là một trong 3 cây cầu ngói đẹp và cổ nhất Việt Nam.

Ban đầu, cầu Ngói chỉ là một cây cầu với mái ngói đơn sơ. Theo thời gian, cầu Ngói được tu sửa và nâng cấp hơn để phù hợp với cảnh quan của chùa Lương. Vào năm 1992, cầu Ngói trải qua quá trình trùng tu lớn nhất khiến cho nó không còn giữ được vẻ đẹp phong kiến của kiến trúc của thế kỷ XVII nhưng không vì thế mà cầu Ngói mất đi vẻ đẹp độc đáo của mình.

Cầu được dựng trên 18 cột đá vuông, mỗi cạnh rộng 35cm xếp thành 6 hàng cột đỡ 9 gian nhà của cầu. Mặt khác, trên mỗi cột đá là hệ thống các xà bằng gỗ lim to để đỡ các dầm, sàn…

Sàn cầu được thiết kế cẩn thận, được chia làm hai phần khác biệt. Sàn của lòng cầu rộng 2m, được xếp lại bởi các thanh gỗ lim. Bằng sự khéo léo của mình, những nghệ nhân làm cầu đã tạo nên một đường cong hoàn hảo, bên cạnh đó, cầu có rất nhiều gờ trên mặt sàn để khách bộ hành sẽ không bị ngã khi di chuyển trên cầu.  Hai bên thành cầu là dãy hành lang vững chắc cũng được uốn cong một cách tinh tế.  Hành lang là nơi mà khách bộ hành có thể an toàn ngắm cảnh vật sông nước mênh mông, thơ mộng mà yên bình.

Thiết kế cầu không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn cần có tay nghề cao bởi tất cả đều được gia công rất tỷ mỷ và cẩn trọng. Cầu vừa phải đạt yêu cầu về kỹ thuật lại vừa phải có tính thẩm mỹ.

Tuy cầu không được chạm khắc nhiều và có phần đơn giản nhưng nó thể hiện được những nét tinh túy cũng như sự tài hoa của nghề mộc cổ truyền đất Quần Anh. Nếu có dịp du lịch Hải Hậu và bạn là người yêu thích những công trình kiến trúc cổ thì Cầu Ngói – chùa Lương là nơi bạn không nên bỏ qua.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MG
12 tháng 3 2020 lúc 10:05

top 5 người được kết bạn nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NV
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết