Bài viết số 6 - Văn lớp 9

FV

Suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước qua các tác phẩm lang (Kim Lân) và Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn thành Long)

QD
27 tháng 2 2019 lúc 21:24

Con người Việt Nam với những sức mạnh nội lực phi thường đã đi qua những năm tháng vất vả và gian lao của đất nước luôn là một mảnh đất màu mỡ để văn học dày công khai phá. Qua những tác phẩm văn học, chân dung con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ từ những em bé ngây thơ, đáng yêu đến những bậc trung niên hay lão thành đều hiện lên thật sinh động. Điều đó được thể hiện qua nhóm nhân vật: ông Hai (Làng - Kim Lân), người thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê).

Những nhân vật, những tác phẩm trên ra đời trong những năm tháng cả dân tộc đang gắng sức lao động, chiến đấu để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Ông Hai (Làng - Kim Lân) được xây dựng năm 1948, những năm đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp thiếu thốn, khó khăn. “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ra đời năm I960, miền Bắc đang ra sức lao động sản xuất “mỗi người làm việc bằng hai” để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Cha con ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” được Nguyễn Quang Sáng sáng tác trong lửa đạn của cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt những năm 1966. Và ba cô gái Phương Định, Thao, Nho “Những ngôi sao xa xôi” được Lê Minh Khuê cho ra đời năm 1977. Có thể nói, ở mỗi nhân vật đều phảng phất mùi vị của thuốc súng chiến trường và mồ hôi lao động. Từng thế hệ con người đã sống đúng với chính mình để hòa mình vào những năm tháng khẩn trương, sôi động của đất nước.

Trẻ em Việt Nam được hiện lên một phần cơ bản qua hình ảnh bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Đó là những cô bé, cậu bé cá tính nhưng hồn nhiên, đáng yêu và có tình cảm yêu - ghét rất mãnh liệt. Bé Thu trong tác phẩm là cô bé sắc sảo, cá tính. Trong khi cả gia đình và họ hàng, làng xóm thừa nhận ông Sáu là chồng, là cha, là anh em họ hàng,... của họ thì bé Thu giữ vững suy nghĩ non nớt ngây thơ của mình kiên quyết không nhận cha. Trong suốt những ngày ông Sáu ở nhà, dù ông ra sức yêu thương vỗ về nhưng nó vẫn xa lánh ông, quyết liệt từ chối... Tính cách ấy cho phép ta liên tưỏng đến sự gan dạ, thông minh, không gì mua chuộc được của những em bé giao liên, dẫn đường cho cán bộ hay những em nhỏ trong đội thiếu niên Bát sắt đã được nhắc đến trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

Không chỉ vậy, các em còn là những đứa trẻ sống rất tình cảm, yêu gia đình yêu quê hương tha thiết. Bé Thu trong câu chuyện trên phản ứng quyết liệt với ông Sáu lúc ban đầu cũng chỉ bởi vết sẹo tai hại. Nhưng khi hiểu ra mọi điều, nó lao vào ông mà ôm, mà hôn, mà níu kéo “con không cho ba đi”. Thu cũng yêu ba một tình yêu cháy bỏng và cảm động. Thiếu nhi Việt Nam cũng vậy, các em luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho cha mẹ, người thân và những gì thân thuộc nhất của mình.

Những tính cách đáng quý của tuổi nhỏ đã phát triển thành đức tính quý báu ở những chàng trai, cô gái Việt Nam tuổi mười tám đôi mươi. Họ có tấm lòng yêu nước kiên định, có lí tưỏng sống cao đẹp, gan dạ, dũng cảm và một tâm hồn trong trẻo ăm ắp tình yêu thương. Bản thân bé Thu lớn lên đã trở thành một cô giao liên dũng cảm xinh đẹp nổi tiếng nhiều chiến trường bởi sự gan dạ, mưu lược. Ba cô gái trong “Những ngôi sao xa xôi” cũng không kém phần. Các cô làm nhiệm vụ san lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn đạn lửa. Hàng ngày, hàng giờ các cô ở dưới sự oanh tạc bom đạn cửa kẻ thù, có những khoảnh khắc nghẹt thở trực tiếp tháo gỡ bom mìn... Dẫu vậy, họ luôn hoàn thành nhiệm vụ, trở thành điểm tựa, niềm tin cho những chuyến hàng, những cuộc hành quân vào miền Nam ruột thịt. Sông giữa nơi sự sống và cái chết tranh giành nhau quyền ngự trị nhưng họ không để tâm hồn mình tàn lụi mà luôn dạt dào niềm lạc quan yêu đời, yêu sống. Họ hiểu và yêu thương những người đồng đội. Tâm hồn họ nhạy cảm, tinh tế, sông mãi những mộng mơ của thiếu nữ tuổi mười tám đôi mươi. Trong cơn mưa rào chốn oai linh rừng đại ngàn những cô gái chẳng khác nào con trẻ. Không đối mặt với bom đạn chiến trường nhưng anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” lại có những cách riêng để cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đình Yên Sơn heo hút của Sa Pa vời vợi. Đó là công việc đất nước trao cho anh và dù gặp nhiều gian nan vất vả anh vẫn hoàn thành nó bằng tình yêu công việc, bằng lí tưởng sống vô cùng cao đẹp. Anh làm việc ở đó một mình - trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét. Từng giây từng phút đối mặt với nỗi cô đơn, sự khắc nghiệt của thời tiết, sự vất vả của công việc. Nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời yêu sống,...

Tuổi trẻ Việt Nam, nhắc đến họ là nhắc đến sức mạnh của ý chí, của lòng tin, sự quả cảm phi thường và cả những mộng mơ, những nụ cười tiếng hát. Tâm hồn họ như một dòng sông, vốn chảy êm đềm dịu mát nhưng những lúc cần có thể cuộn lên thành triều cường giông tố cuốn trôi đi mọi rác rưởi cuộc đời.

Trầm lắng hơn, điềm đạm hơn là tâm hồn của thế hệ những người cha, người ông trên mảnh đất chữ S diệu kì này. Nhưng dầu thế nào, ở họ vẫn toát lên vẻ chân thành giản dị nhất của tình cảm con người. Đó là tình cảm đối với con cái, với những người thân yêu. ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” có một tình yêu dành cho con gái thật cảm động. Tình yêu ấy ông nung nấu trong suốt gần chục năm đi kháng chiến. Khi trở về, tình cảm ấy bùng cháy thành những yêu thương, hụt hẫng, giận hờn... với đứa con ngây thơ, nhỏ dại. Khi được con nhận là ba, ông vui sướng biết bao và dồn tất cả tâm sức vào việc làm tặng con chiếc lược ngà quý giá. Ở nhân vật này, ta thấy toát lên tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng. Với ông Hai trong truyện ngắn “Làng” cũng vậy. Với ông, con cái là điểm tựa tinh thần vững chắc. Khi đau khổ nhất ông cũng thủ thỉ tâm sự với đứa con thơ để cởi mở hết lòng mình với nó.

Tình yêu gia đình, người thân là cội nguồn cùa tình yêu quê hương đất nước. Điều này được thể hiện sinh động hơn cả ở nhân vật ông Hai. Ông yêu cái làng cùa mình như đứa con yêu mẹ. Đi đâu ông cũng khoe làng, khoe với tất cả sự say mê náo nức lạ kì. Khi nghe tin làng theo giặc, ông đau khổ, tủi hờn như chính mình là kẻ theo giặc, phản bội Tổ quốc. Phải có một tình cảm máu thịt với nơi chôn rau cắt rốn của mình mới có được những cảm xúc lạ lùng đến vậy. Dẫu yêu làng đến vậy, ông vẫn sẵn sàng “thù làng” nếu cái làng ấy phản bội nhân dân, phản bội Cụ Hồ. Đó là những cảm xúc đặc biệt nó khẳng định tình yêu làng xóm, quê hương đã gắn liền với tình yêu đất nước. Những tình cảm riêng đã gắn bó chặt chẽ với những tình cảm chung lớn lao hơn. Và nếu cần thiết, họ có thể gạt bỏ niềm riêng để sống trọn vẹn cho những tình cảm cao quý, thiêng liêng của cộng đồng.

Bởi có được những suy nghĩ và tình cảm sâu sắc như thế, thế hệ trung niên, lão thành là điểm tựa của cách mạng Việt Nam. Nó là thế hệ người đứng nơi đầu sóng ngọn gió để trực tiếp chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc. Ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” là một người như vậy. Ông thấm thía hơn ai hết nhiệm vụ thiêng liêng của bản thân mình đối với đất nước và ông đã hiến dâng tất cả những gì mình có cho dân tộc. Bảy tám năm đi chiến đấu, dù nhớ nhà nhớ con khôn nguôi ông vẫn không rời chiến trường nửa bước. Ngày ông hết hạn nghỉ phép cũng là lúc con gái ông nhận cha. Ông đã muốn ở lại xiết bao dù chỉ là vài giây ngắn ngủi nhưng tiếng giục lên đường đã vang lên và ông đủ sức mạnh để cất bước.

Có thể nói, những thế hệ người Việt chân chính đã được tái hiện sinh động trong một cảm hứng và quan điểm nhất quán, lôgic. Sợi dây xuyên suốt đời sống tinh thần con người Việt Nam là tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước và sự cống hiến hết mình cho những gì mình yêu quý, tôn thờ. Điều này lí giải vì sao trong bao lần cuộc chiến tranh chống xâm lược, lần nào chúng ta cũng chiến đấu và chiến thắng. Một chân lí thật đơn giản nhưng ít kẻ thù nào hiểu được: người Việt Nam đã ra trận với khí thế, với tinh thần được kết từ mấy ngàn năm trong lớp lớp các thê hệ người Việt anh hùng.

Bình luận (1)
MN
27 tháng 2 2019 lúc 21:29

Tham khảo:

* Mở bài:


"Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi như người Việt Nam"
(Lê Anh Xuân)
hai câu thơ của Lê Anh Xuân đã khái quát được vẻ đẹp non sông đất nước và con người Việt Nam.
_ Con người Việt Nam là con người dũng cảm yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh đem hết tài năng trí tuệ, lòng nhiệt tình để dựng xây đất nước. Điều đó một lần nữa được Nguyễn Thành Long và Kim Lân thể hiện rõ trong hai tác phẩm của mình. Làng - Kim Lân; Lặng Lẽ Sapa- Nguyễn Thành Long.


* Thân bài:

1) Con người trong cuộc kháng chiến chống Pháp
_ Yêu tha thiết xóm làng của mình nơi chôn nhau cắt rốn, luôn tự hào về ngôi làng, nơi có nhuũng điều tuy bình dị nhưng rất đỗi thân thương. Nếu fải xa làng thì họ rất buồn nhớ. Ông HYai đã từng fải suy nghĩ, dành vặt khi fải rời làng đi tản cư.
_ Ông là người yêu nước, yêu kháng chiến: ông tích cực tham ja phong trào kháng chiến từ những ngày tổng khởi nghĩa. Ông nhớ lại những ngày tập luyện quân sự... Ơ nơi tản cư ông thường xuyên theo dõi tin tưc của làng, của kháng chiến. Nghe dân quân đọc báo trong phòng thông tin ông lấy lam khâm phục những con người anh hùng trong kháng chiến. Ông tấm tắc khen "khiếp thật tinh nhưng người tài jỏi cả". Ông hả hê trước thất bại của địch: chỗ này giết được 5 pháp với 2 việt jan. Chỗ kia phá đổ 1 xe tăng và 1 xe díp... Ruột gan ông lão cứ mưa cả lên!
Tấm lòng của ông đối với wê hương đơn jản như thế đó.
_ Hạnh phúc vì thàh tích chiến đấu của làng, của kháng chiến,ông vô cùng đau hổ khi nghe tin làng chợ Dầu theo việt jan:cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân...Ông lặng đi tưởng đến không thở được. Bao nhiêu điều tự hào lâu nay bỗng sụp đổ tan tành. Ông cảm thấy như chính mình mang nỗi nhục của người theo việt jan. Ông cúi gầm mătuống mà đi.Về đến nhà nằm vật xuống jường, không buồn ăn uống, không vui đùa với các con như mọi khi. Ông lo lắng nhìn lũ con, nghĩ đến sự rẻ rúng của mọi người đến với dân làng việt jan, nước mắt ông cứ tràn ra. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang bàn tới chuyện làng ông theo Tây. Phải là người yêu mến gắn bó thiết tha với làng wê mới có nỗi khổ nhục ray rứt như thế.Ông băn khoăn về làng hay ở nơi tản cư, ông nhớ làng da diết , ao ước trở về làng. Nhưng vừa chớm nghĩ ông đã lập tức phản đối ngay:về làng tức là bỏ kháng chiến , bỏ cụ hồ...Thật cảm động teước sự lựa chọn thật đau đớn của ông: làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì ta fải thù. Ông tâm sự với con nước mắt cứ jàn ra, chảy ròng ròng khi nghe con nói "ủng hộ cụ hồ chí minh muôn năm!"
Như vậy tình yêu làng của ông Hai găn liền vơi tình yêu nước và gắn bó với cách mạng của cụ Hồ.
_ Đau khổ tủi nhục bao nhiêu thì ông Hai lại vui sướng, hạnh phúc bấy nhiêu khi biết tin làng theo việt jan chỉ là tin đồn thất thiệt. Ông ra đi vội vàng để nghe tin tức và trở về với khuôn mặt rạng rỡ. Vừa đến ngõ đã lên tiếng gọi con, chia wà cho chúng như chia sẻ niềm vui.
Đặc biệt khi nghe tin Tây đốt nhà mình, đốt nhà mình mà ông lại đi khoe như một minh chứng hùng hồn rằng: làng ông không fải la làng việt jan, làng ông vẫn là làng kháng chiến. Niềm vui ấy là biểu hiện của lòng yêu nước gắn bó với lòng yêu cách mạng sâu sắc. Sâu sắc đến độ wên đi quyền lợi, tài sản của ja đình mình, thật là một tình cảm cao đẹp đáng trân trọng. Rõ ràng ông Hai nhân vật chính của truyện "Làng" là hiện thân của người nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống pháp:yêu làng, yêu nước thiết tha, sẵn sàng hy sinh tất cả cho kháng chiến thắng lợi.
2) Con người trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới
_ Họ là những con người sống có lý tưởng, yêu nghề, say mê công việc, ý thức trách nhiệm cao, jàu tình cảm và vô cùng khiêm tốn. Điển hình đó là anh thanh niên, nhân vật chính trong Lặng Lẽ Sâp của Nguyễn Thành Long
_ Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Quanh năm suốt tháng jữa cỏ xây và mây núi Sapa. Công việc của anh là đo jó, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo trấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc không khó nhưng đòi hỏi fải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao...Cái jan khổ nhất là fải vượt wa được sự cô đơn, vắng vẻ, thiếu vắng bóng người.
_ Anh ý thức về công việc và có lòng yêu nghề thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sông mọi người. Một lần anh đã phát hiện kịp thời một đám mây khô mà góp phần vào chién thắng của quân ta bắn rơi nhiều máy bay mitển cầu Hàm Rồng. Anh thấy mình thật hạnh phúc. Anh đã tìm thấy niềm vui trong công việc "khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được". Và anh tâm sự "công việc của cháu jan khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất".

Bình luận (0)
H24
27 tháng 2 2019 lúc 21:35

* Mở bài:


"Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi như người Việt Nam"
(Lê Anh Xuân)
hai câu thơ của Lê Anh Xuân đã khái quát được vẻ đẹp non sông đất nước và con người Việt Nam.
_ Con người Việt Nam là con người dũng cảm yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh đem hết tài năng trí tuệ, lòng nhiệt tình để dựng xây đất nước. Điều đó một lần nữa được Nguyễn Thành Long và Kim Lân thể hiện rõ trong hai tác phẩm của mình. Làng - Kim Lân; Lặng Lẽ Sapa- Nguyễn Thành Long.


* Thân bài:

1) Con người trong cuộc kháng chiến chống Pháp
_ Yêu tha thiết xóm làng của mình nơi chôn nhau cắt rốn, luôn tự hào về ngôi làng, nơi có những điều tuy bình dị nhưng rất đỗi thân thương. Nếu phải xa làng thì họ rất buồn nhớ. Ông Hai đã từng phải suy nghĩ, dành vặt khi phải rời làng đi tản cư.
_ Ông là người yêu nước, yêu kháng chiến: ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến từ những ngày tổng khởi nghĩa. Ông nhớ lại những ngày tập luyện quân sự... Ơ nơi tản cư ông thường xuyên theo dõi tin tức của làng, của kháng chiến. Nghe dân quân đọc báo trong phòng thông tin ông lấy làm khâm phục những con người anh hùng trong kháng chiến. Ông tấm tắc khen "khiếp thật tinh nhưng người tài giỏi cả". Ông hả hê trước thất bại của địch: chỗ này giết được 5 pháp với 2 Việt gian. Chỗ kia phá đổ 1 xe tăng và 1 xe díp... Ruột gan ông lão cứ múa cả lên!
Tấm lòng của ông đối với quê hương đơn giản như thế đó.
_ Hạnh phúc vì thành tích chiến đấu của làng, của kháng chiến,ông vô cùng đau hổ khi nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian:cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân...Ông lặng đi tưởng đến không thở được. Bao nhiêu điều tự hào lâu nay bỗng sụp đổ tan tành. Ông cảm thấy như chính mình mang nỗi nhục của người theo Việt gian. Ông cúi gầm mặt xuống mà đi.Về đến nhà nằm vật xuống giường, không buồn ăn uống, không vui đùa với các con như mọi khi. Ông lo lắng nhìn lũ con, nghĩ đến sự rẻ rúng của mọi người đến với dân làng việt jan, nước mắt ông cứ tràn ra. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang bàn tới chuyện làng ông theo Tây. Phải là người yêu mến gắn bó thiết tha với làng quê mới có nỗi khổ nhục ray rứt như thế.Ông băn khoăn về làng hay ở nơi tản cư, ông nhớ làng da diết , ao ước trở về làng. Nhưng vừa chớm nghĩ ông đã lập tức phản đối ngay:về làng tức là bỏ kháng chiến , bỏ cụ hồ...Thật cảm động trước sự lựa chọn thật đau đớn của ông: làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì ta phải thù. Ông tâm sự với con nước mắt cứ giàn ra, chảy ròng ròng khi nghe con nói "ủng hộ cụ hồ chí minh muôn năm!"
Như vậy tình yêu làng của ông Hai găn liền vơi tình yêu nước và gắn bó với cách mạng của cụ Hồ.
_ Đau khổ tủi nhục bao nhiêu thì ông Hai lại vui sướng, hạnh phúc bấy nhiêu khi biết tin làng theo Việt gian chỉ là tin đồn thất thiệt. Ông ra đi vội vàng để nghe tin tức và trở về với khuôn mặt rạng rỡ. Vừa đến ngõ đã lên tiếng gọi con, chia quà cho chúng như chia sẻ niềm vui.
Đặc biệt khi nghe tin Tây đốt nhà mình, đốt nhà mình mà ông lại đi khoe như một minh chứng hùng hồn rằng: làng ông không phải la làng Việt gian, làng ông vẫn là làng kháng chiến. Niềm vui ấy là biểu hiện của lòng yêu nước gắn bó với lòng yêu cách mạng sâu sắc. Sâu sắc đến độ quên đi quyền lợi, tài sản của gia đình mình, thật là một tình cảm cao đẹp đáng trân trọng. Rõ ràng ông Hai nhân vật chính của truyện "Làng" là hiện thân của người nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống pháp:yêu làng, yêu nước thiết tha, sẵn sàng hy sinh tất cả cho kháng chiến thắng lợi.
2) Con người trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới
_ Họ là những con người sống có lý tưởng, yêu nghề, say mê công việc, ý thức trách nhiệm cao, giàu tình cảm và vô cùng khiêm tốn. Điển hình đó là anh thanh niên, nhân vật chính trong Lặng Lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long
_ Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Quanh năm suốt tháng giữa cỏ xây và mây núi Sapa. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo trấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc không khó nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao...Cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, thiếu vắng bóng người.
_ Anh ý thức về công việc và có lòng yêu nghề thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sông mọi người. Một lần anh đã phát hiện kịp thời một đám mây khô mà góp phần vào chién thắng của quân ta bắn rơi nhiều máy bay mitển cầu Hàm Rồng. Anh thấy mình thật hạnh phúc. Anh đã tìm thấy niềm vui trong công việc "khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được". Và anh tâm sự "công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất".

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết