Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH
(b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 dư vào dung dịch H2SO4.
(d) Cho Mg vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Cho Na đến dư vào dung dịch CH3COOH.
(f) Cho 2 ml benzen vào ống nghiệm có chứa 2 ml dung dịch nước Br2, lắc mạnh, sau đó để yên.
Viết phương trình hóa học (nếu có) và xác định các chất có trong dung dịch sau mỗi thí nghiệm. Cho rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các chất khí tan trong nước không đáng kể.
Viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:
1. Sục khí CO2 vào nước vôi trong
2. Rót dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 thu được chất rắn màu xanh. Vớt chất rắn thu được đem phản ứng với dung dịch H2SO4.
3. Đổ ống nghiệm chứa KOH vào dung dịch Fe2(SO4)3 thu được kết tủa X màu nâu đỏ. Vớt kết tủa X đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn Y. Sau đó dẫn khí CO nóng dư đi qua Y thu được Fe.
4. Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch CuCl2 và FeCl3. Vớt kết tủa thu được đem phản ứng với H2SO4.
Nêu hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau và viết phương trình hóa học giải thích:
a) Dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaOH (vừa đủ) ở nhiệt độ thường. Nhỏ vài giọt dung dịch thu được vào mẩu giấy quì tím.
b) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
c) Đốt quặng FeS2 trong O2 dư và hấp thụ sản phẩm khí thu được bằng dung dịch Br2.
Cho H2SO4 đặc vào cốc chứa một ít đường saccarozo, thu hỗn hợp khí sau phản ứng rồi sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra
Cho hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng được khí B, dung dịch C, còn lại một chất rắn D, lọc D. Cho NaOH dư vào trong dung dịch C được dung dịch E và kết tủa F. Lọc lấy F nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Sục khí CO2 dư vào dung dịch E. Cho D phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Viết tất cả các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Bài 1. Sục hết 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 1M thu được kết tủa trắng. a) Viết phương trình hóa học. b) Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 đã dùng. c) Tính khối lượng kết tủa thu được. Cần gấp sos
Câu 3: Cho 3,36 lít hỗn hợp metan và axetilen sục vào dung dịch brom dư thấy có 2,4g brom tham gia phản ứng. a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b) Tính thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu biết các khí đo ở đktc. c) Tính % thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu?
Sục khí cacbonic vào dung dịch canxi hidro dư nêu hiện tượng và viết phương trình
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, lấy dư) thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B và kết tủa D. Nung D trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Thổi luồng khí CO (lấy dư) qua ống sứ chứa E nung nóng (ở 700–800oC) cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được kết tủ a Y và dung dịch Z. Lọc bỏ Y, đun nóng dung dịch Z lại tạo được kết tủa Y. Xác định thành phần A, B, D, E, G, X, Y, Z và viết các phương trình hóa học xảy ra