. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “thấy sự bất thường”): Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng
- Phần 2 (tiếp đó đến “bóp chặt trong tay”): Thị Kính bị nhà chồng vu oan là giết chồng, nàng không thể minh oan và cùng cha là Mãng Ông trở về nhà
- Phần 3 (còn lại): Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu hành.
Đọc hiểu chi tiết:
1. Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng
- Khung cảnh gia đình:
+ Chồng dùi mài kinh sử để nhập hội long vân
+ Vợ ngồi khâu quần áo, dọn kỉ cho chồng, quạt cho chống nghỉ
⇒ Khung cảnh gia đình ấm cúng, hạnh phúc. Thị Kính dịu dáng, hết mực thương yêu, quan tâm chồng
- Thị Kính thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng:
+ Tâm trạng: băn khoăn
+ Suy nghĩ: trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta, dạ thưa chồng lòng thiếp sao an
+ Hành động: cầm dao khâu xén chiếc râu
- Thiện Sĩ giật mình tỉnh giấc, kêu lên
2. Thị Kính bị nhà chồng vu oan và phải theo cha về nhà
- Thiện Sĩ: vừa chợp mắt đã thấy dao kia kề cổ
- Sùng bà:
+ Nói về nhà mình: giống nhà bà đây giống phượng giống công, nhà bà đây cao môn lệnh tộc, trứng rồng lại nở ra rồng
⇒ Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo
+ Nói về Thị Kính: liu điu lại nở ra dòng liu điu, mày là con nhà ốc, cả gan say hoa đắm nguyệt, dụng tình bất trắc, gái say trai lập chí giết chồng,mặt trơ như mặt thớt,…
⇒ Coi thường, dè bỉu, khinh bỉ, mắng nhiếc, lăng nhục
+ Hành động: dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa đầu lên, không cho Thị Kính phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống…
⇒ Thô bạo, tàn nhẫn
- Thị Kính:
+ Hết lời phân bua, minh oan cho bản thân nhưng không được
+ Hành động: theo cha về nhà, đi theo cha mấy bước,quay vào nhìn từ tràng kỉ đến sách, thúng khâu, cầm chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay
⇒ Sự bất lực của Thị Kính
3. Thị Kính từ biệt cha mẹ, giả dạng nam nhi tu hành
- Cuộc sống sau khi bị oan:
+ Sát hại chồng nên không thể ở lại nhà được
+ Xấu hổ không về được nhà cha mẹ
+ Không thể lấy người khác
+ Bỏ đi xa thì mang tiếng không đoan chính
+ Minh oan không ai tin
⇒ Thị Kính rơi vào đau khổ, bế tắc
- Thị Kính quyết định giả dạng nam nhi để đi tu
- Ý nghĩa hành động đi tu của Thị Kính:
+ Tích cực: Thị Kính muốn sống để tỏ rõ mình là người đoan chính
+ Tiêu cực: Thị Kính không tìm ra nguyên nhân nỗi khổ của mình,không đấu tranh mà nhẫn nhịn, cam chịu
⇒ Thị Kính không thể thoát khỏi đau khổ.