H24

so sánh truyện cổ tích với truyện truyền thuyết ai biết chỉ mình với ngữ văn 6 cảm ơn

NN
22 tháng 10 2017 lúc 21:09

điểm giống và khác nhau nek. 

ĐIỂM GIỐNG: - đều là truyện dân gian.

                        - đều có yếu tố hoang đường.

ĐIỂM KHÁC:

- truyện truyền thuyết:

+ truyện kể về nhân vật và sự kiện lịch sử.

+ thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử đó.

+ làm người đọc, nghe tin câu chuyện có thật.

-truyện cổ tích: 

+ kể về cuộc đời 1 số nhân vật quen thuộc.

+ thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về công lý trong xã hội.

+ làm người đọc, nghe đều ko tin là câu chuyện có thật.

                       - NẾU ĐÚNG THÌ K MK NHA -

Bình luận (0)
TH
22 tháng 10 2017 lúc 20:59

Dài lắm bạn vào câu hỏi tương tự khác có

100% có

Bình luận (0)
NN
22 tháng 10 2017 lúc 20:59

điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 loại truyện ak? nếu đúng thì mk bít đó

Bình luận (0)
H24
22 tháng 10 2017 lúc 21:03

uk Nguyễn Hồng Như

Bình luận (0)
DK
22 tháng 10 2017 lúc 21:07

truyện cổ tích:

-ra đời sau truyện truyền thuyết sau khi có sự phân chia giai cấp

- kể về số phận của một số kiểu nhân vật: nhân vật thông minh,ngốc nghếch,...

Không có cốt lõi là sự thật lịch sử

thể hiện ước mơ của nhân dân về chiến thắng giữa cái thiện và cái ác

truyện truyền thuyết:

- ra đời trước truyện cổ h

- kể về nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ

- có cốt lõi là sự thật lịch sử

thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử

Bình luận (0)
HB
22 tháng 10 2017 lúc 21:09

Truyện cổ tích và truyện truyền thuyết :

- Giống nhau : 

+ Đều có những yếu tố tưởng tượng kì ảo , hoang đường .

+ Đều là truyện cổ dân gian do nhân dân ta sáng tạo ra , được truyền miệng từ đời này đến đời khác .

- Khác nhau : 

+ Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ . 

+ Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc :

-Nhân vật bất hạnh (như : người mồ côi , người con riêng , người em út , người có hình dạng xấu xí , ...)

Nhân vật dũng sĩ nà nhân vật có tài năng kì lạ ;

-Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;

-Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng , hoạt động , tính cách như con người ).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường , thể hiện ước mơ , niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác , cái tốt đối với cái xấu , sự công bằng đối với sự bất công.

Bình luận (0)
H24
22 tháng 10 2017 lúc 21:11

*Giống nhau: 
+ Đều thuộc thể loại truyện dân gian 
+ Đều có yếu tố hoang đường kì ảo 
* Khác nhau:về nội dung và mục đích 
+Về nội dung: 
- Truyện cổ tích kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật mồ côi, nhân vật dũng sĩ, nhân vật dì ghẻ. 
- Truyện truyền thuyết kể về những nhân vật lịch sử 
+ Về mục đích: 
-Truyện truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử 
-Truyện cổ tích thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái công lí

Bình luận (0)
PC
22 tháng 10 2017 lúc 21:19

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc : nhân vật bất hạnh , nhân vật dũng sĩ , nhân vật thông minh , nhân vật ngốc nghếch , nhân vật có tài năng kì lạ , nhân vật là động vật .Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ , niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu , sự công bằng đối với sự bất công.

Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đáng giá của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử và sự kiện liên quan được nhắc đến.

Sự khác nhau của hai loại truyện này là truyện truyền thuyết thì kể về lịch sử , có chi tiết tưởng tượng kì ảo và cách đánh giá của nhân dân. Còn truyện có ích thì kể về cuộc sống, có yếu tố hoang đoàng và thể hiện niềm tin của nhân dân

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VQ
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết