Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra đối với các thí nghiệm sau:
a) Cho 1 mẫu Na vào ống nghiệm đựng cồn 900
b) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch muối Na2SiO3.
c) Đưa một mẩu giấy quỳ tím vào cốc đựng nước clo.
d) Cho Cu(OH)2 vào cốc đựng dung dịch CH3COOH dư
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH
(b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 dư vào dung dịch H2SO4.
(d) Cho Mg vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Cho Na đến dư vào dung dịch CH3COOH.
(f) Cho 2 ml benzen vào ống nghiệm có chứa 2 ml dung dịch nước Br2, lắc mạnh, sau đó để yên.
Viết phương trình hóa học (nếu có) và xác định các chất có trong dung dịch sau mỗi thí nghiệm. Cho rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các chất khí tan trong nước không đáng kể.
Hỗn hợp gồm bột gồm 3 kim loại Cu, Fe, Mg nặng 30 gam được hoà tan bằng axit H2SO4 10% (loãng), vừa đủ, thoát ra khí A, nhận được dung dịch B và chất rắn D. Thêm 750 gam dung dịch KOH dư vào dung dịch B rồi sục không khí dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X kết tủa Y.
Lọc kết tủa Y và nung đến khối lượng không đổi cân được 36 gam chất rắn. Chất rắn D cũng được nung trong không khí đến khối lượng khôgn đổi cân nặng được 7,5 gam.
a. Tính phần trăm khối lượgn mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b. Tính khối lượng dung dịch X.
mọi người giúp mk vs ạ
Thể tích khí clo cần phản ứng với kim loại M bằng 1,5 lần lượng khí sinh ra khi cho cùng lượng kim loại đó tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl dư trong cùng điều kiện. Khối lượng muối clorua sinh ra trong phản ứng với clo gấp 1,2886 lần lượng sinh ra trong phản ứng với axit HCl. Xác định kim loại M
Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau và viết phương trình hóa học giải thích:
a) Cho từ từ dung dịch KHSO4 đến dư và dung dịch K2CO3
b) Cho mẩu kim loại natri vào dung dịch AlCl3 dư
c) Dẫn khí axetilen qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư
d) Đun cách thủy ống nghiệm chứa hỗn hợp ancol etylic, axit axetic có xúc tác H2SO4 đặc
Sau khi làm thí nghiệm, có những chất khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất:
A. Muối NaCl
B. Nước vôi trong
C. Dung dịch NaCl
D. Dung dịch NaNO3
Tiến hành thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: cho 1,74 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc, dư, đun nóng thu được khí A màu vàng lục.
– Thí nghiệm 2: cho một lượng sắt vào dung dịch H2SO4 loãng đến khi khối lượng dung dịch tăng 167,4 gam thì thu được một lượng khí B.
– Thí nghiệm 3: thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp KCl và KClO3 thu được hỗn hợp X. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn nặng 152 gam và một lượng khí D.
– Thí nghiệm 4: Nạp toàn bộ lượng khí A, khí B và khí D thu được ở các thí nghiệm trên vào một bình kín, nâng nhiệt độ cao để thực hiện hoàn toàn các phản ứng rồi đưa nhiệt độ về 250C thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất.
Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ % của chất tan có trong dung dịch Y
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra của các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
b. Cho một mẫu nhỏ kim loại Na và dung dịch FeCl3.
c. Dẫn khí Cl2 vào cốc đựng nước, sau đó nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được.
d. Cho dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch NaHCO3, sau đó đun nóng
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, lấy dư) thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B và kết tủa D. Nung D trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Thổi luồng khí CO (lấy dư) qua ống sứ chứa E nung nóng (ở 700–800oC) cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được kết tủ a Y và dung dịch Z. Lọc bỏ Y, đun nóng dung dịch Z lại tạo được kết tủa Y. Xác định thành phần A, B, D, E, G, X, Y, Z và viết các phương trình hóa học xảy ra