DK
 

RONG BIÊN CÓ THỂ LÀ VŨ KHÍ CHÓNG SỰ ẤM DẦN CỦA TRÁI ĐẤT Tại Hội nghị Bali về khí hậu Trái đất, một nhóm khoa học gia cho biết rong và rêu biển có thể là một vũ khí hữu hiệu chống lại sự ấm dần của Trái đất với khả năng hút khí carbon đioxide có trong khí quyển với một tốc độ tương đương với những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn. Ong Chung Ik-kyo, một chuyên gia Nam Hàn nói: Vai trò của đại dương đã bị sao lãng vì chúng ta không nhìn thấy các thảo mộc nơi biển cả. Thực ra dưới đáy biển có rất nhiều rong và rêu biển có khả

 

năng hút khí carbon đioxide".

 

Chương trình nghiên cứu rong biển với sự tham gia của 12 quốc gia là một phần của nỗ lực trắc lượng và tìm kiếm các phương cách gia tăng số carbon được cây cối hút ra từ khí quyển. Việc trồng lại rừng (reforestration) là đề tài nghiên cứu hàng đầu. Các chuyên gia về rong biển khuyến cáo thế giới cũng nên chú trọng vào biên vì mỗi năm có cả tới gần 8 triệu tấn rong rêu được khai thác.

 

Đây là giải pháp chống lại sự ấm dần của trái đất rất thích hợp cho vùng Á châu tuy rằng việc thực hiện cũng có những khó khăn.

 

Trung Quốc là quốc gia sản xuất rong biển nhiều nhất thế giới, kể đến là Nam hàn và Nhật... Tại các nước trong vùng. Á châu- Thái Bình Dương, rong biển được dùng nhiều để nấu súp, làm sushi, trọn xà-lách và chiếm 80 % tổng sản lượng toàn cầu. Theo một số chuyên gia, tốc độ quang tổng hợp (photosynthesis) của rong rêu biển là yếu tố chính

 

đem lại hiệu quả cho việc hấp thụ carbon. Có những loại rong biên có thể mọc trải dài 3 tới 6 mét chi trong 3 tháng, và cũng có những loại rong biển khác có thể hấp thụ carbon đioxide nhiều gấp 5 lần các cây cối mọc trên đất liền.

 

Nam Hàn và Nhật là hai quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu rong biển. Chính phủ Seoul đã giải toả một ngân khoản 1,5 triệu mỹ kim cho dự án nghiên cứu khả năng sử dụng rong biển vào việc bảo vệ môi sinh. Chính phủ Nhật đang nghiên cứu hợp tác của một số công ty trong việc thiết lập một khu vực rộng lớn trồng rong biển tại bờ biển phía Tây. Ngoài công dụng tồn trữ carbon, rong biển còn có thể

 

dùng để sản xuất nhiên liệu sinh hoá sạch.

 

Tuy vậy, quan niệm sử dụng rong biển cũng có khó khăn. Chẳng hạn như một số chuyên gia cho là cây cối là kho tồn trữ carbon hữu hiệu vì có thể tồn tại cả nhiêu năm trong khi rong biên được trông và gặt hái với những chu trình chỉ lâu chừng vài tháng, điều này có nghĩa là việc tồn trữ sẽ rất khó đo lường hoặc kiểm soát.

 

Theo đó dự án nghiên cứu ứng dụng rong biển vào việc giảm phát thải khí nhà kính theo yêu cầu phải xây dựng được mô hình nuôi trồng rong chịu nhiệt năng suất chất lượng cao thích ứng biến đổi khí hậu và dễ dàng mở rộng được diện tích nuôi trồng ở quy

mô công nghiệp

Câu 4: ND VB đã mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì?

Câu 5: Theo em VB trên có nên đưa thêm hình ảnh minh họa vào không? Hãy giải thích lí do.

H24
14 tháng 12 2024 lúc 17:01

Câu 4: Bài viết mang lại thông tin bổ ích về khả năng hấp thụ CO2 của rong biển, giúp chống lại sự ấm lên toàn cầu. Nó cũng giới thiệu các nghiên cứu và ứng dụng rong biển ở Nam Hàn và Nhật Bản trong bảo vệ môi trường.

Câu 5: Em cho rằng bài viết có thể thêm hình ảnh minh họa để người đọc dễ hiểu hơn về rong biển và tác dụng của nó, làm bài viết sinh động và dễ tiếp cận hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CB
Xem chi tiết
CB
Xem chi tiết
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết