TS

Quốc gia nào là quê hương của Phật giáo và Hin-đu giáo?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Hi Lạp.

D. Ai Cập.

Nhóm người nào đến cư trú sớm nhất ở vùng đất Lưỡng Hà?

A. Người Ba-bi-lon.

B. Người A-ri-a.

C. Người Ba Tư.

D. Người Xu-me.

Kim loại đầu tiên được con người phát hiện và sử dụng là

A. đồng đỏ

B. đồng thau

C. sắt

D. nhôm

Vị vua nào đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập?

A. Shits-đác-ta Go-ta-ma.

B. Ha-mu-ra-bi.

C. Na-mơ (hoặc Mê-nét).

D. Mô-ha-mét.

Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là

A. Pha-ra-ông

B. Thiên tử

C. En-xi

D. Hoàng đế

Nguồn gốc của loài người là

A. Người tối cổ

B. Người tinh khôn

C. Vượn cổ

D. Vượn người

Người tinh khôn còn được gọi là

A. vượn người.

B. Người tối cổ.

C. Người quá khứ.

D. Người hiện đại.

Công lịch là dùng lịch chung ở

A. châu Âu

B. châu Á

C. châu Mĩ

D. trên thế giới

Chữ viết của người Lưỡng Hà cổ đại là

A. chữ Phạn

B. chữ la-tinh

C. chữ giáp cốt

D. chữ hình nêm

Cuối thời nguyên thủy, ở Việt Nam, con người sống

A. định cư lâu dài

B. rất bấp bênh

C. ăn lông ở lỗ

D. du mục đi khắp nơi

Các tác phẩm như “Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư” thuộc tư liệu

A. hiện vật

B. truyền miệng

C. chữ viết

D. quốc gia

Khoảng 2500 TCN, nhóm người nào đã xây dựng những thành thị dọc hai bên bờ sông Ấn?

A. Người Đra-vi-đa.

B. Người Xu-me.

C. Người Hi Lạp.

D. Người A-ri-a.

Nhóm người nào sau đây đã thiết lập chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ?

A. Người Đra-vi-đa.

B. Người Xu-me.

C. Người Hi Lạp.

D. Người A-ri-a.

Đẳng cấp nào có vị thế cao nhất ở Ấn Độ?

A. Bra-man.

B. Ksa-tri-a.

C. Vai-si-a.

D. Su-đra.

Chữ viết của người Ấn Độ là

A. chữ Phạn

B. chữ tượng hình

C. chữ La Mã

D. chữ hình nêm

Các số từ 0 đến 9 là phát minh của người

A. Hi Lạp.

B. Ấn Độ.

C. Ai Cập.

D. Rô-ma

Tác phẩm điêu khắc nào từ thời cổ đại đã trở thành biểu tượng của đất nước Ấn Độ ngày nay?

A. Cột đá sư tử của vua A-sô-ca.

B. Tượng thần Dớt.

C. Tượng Vệ lữ thành Mi-lô.

D. Tượng lữ thần A-tê-na.

Bộ luật nổi tiếng của người Lưỡng Hà cổ đại tên là gì?

A. Gin-ga-mét.

B. Ha-mu-ra-bi.

C. Hình luật.

D. Luật Hồng Đức.

Hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở là phát minh của người

A. Ai Cập cổ đại.

B. Ấn Độ cổ đại.

C. Lưỡng Hà cổ đại.

D. Trung Quốc.

Xã hội nguyên thủy trải qua những giai đoạn nào?

A. Bầy người nguyên thủy

B. Công xã thị tộc

C. Thị tộc mẫu hệ

D. Bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc

Cách ngày nay hơn 4000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam có chuyển biến gắn với các nền văn hóa nào sau đây? A. Sa Huỳnh, Óc Eo. B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. C. Óc Eo, Đồng Nai. D. Hoà Bình, Đồng Đậu

Vượn người xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng từ 3 triệu đến 2 triệu năm cách ngày nay.

B. Khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm cách ngày nay.

C. Khoảng từ 5 triệu đến 4 triệu năm cách ngày nay.

D. Khoảng từ 4 triệu đến 3 triệu năm cách ngày nay.

Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất được diễn ra như thế nào?

A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.

B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.

C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.

D. Vượn người, Người tinh khôn, Người hiện đại.

Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định

A. không gian diễn ra các sự kiện.

B. chủ thể của sự kiện đã diễn ra.

C. mối quan hệ giữa các sự kiện.

D. thời gian xảy ra các sự kiện.

Trong xã hội nguyên thủy, những người đứng đầu thị tộc và các thành viên thị tộc có quan hệ như thế nào?

A. Bình đẳng

B. Kính trên nhường dưới

C. Huyết thống

D. Kính trọng người giàu có

Vào cuối thời nguyên thủy, con người ở Việt Nam đã có sự thay đổi địa bàn cư trú như thế nào?

A. Mở rộng địa bàn cư trú lên các vùng trung du và miền núi.

B. Mở rộng địa bàn cư trú xuống vùng đồng bằng ven các con sông.

C. Thu hẹp địa bàn cư trú, sống tập trung trong các hang động, mái đá.

D. Thay đổi địa bàn cư trú liên tục, nay đây mai đó.

Đâu không phải là tư liệu lịch sử?

A. Tư liệu hiện vật B. Tư liệu chữ viết C. Tư liệu truyền miệng D. Hóa chất, dụng cụ xét nghiệm

Một cổ vật được chôn dưới đất từ năm 178 TCN, đến năm 1990 thì được các nhà khảo cổ khai quật được. Vậy cổ vật đó đã được chôn dưới đất bao nhiêu năm?

A. 1812 năm B. 1843 năm C. 2168 năm D. 2199 năm

Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập cổ đại?

A. Kĩ thuật ướp xác.

B. Chữ tượng hình.

C. Tượng nhân sư.

D. Đền Pác-tê-nông.

Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học?

A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.

B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.

C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc.

D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.

Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu văn hóa của cư dân Lưỡng Hà cổ đại?

A. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

B. Chữ hình nêm.

C. Vườn treo Ba-bi-lon.

D. Luật Ha-mu-ra-bi.

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về đời sống của con người ở Việt Nam vào cuối thời nguyên thủy?

A. Định cư ở ven các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã…

B. Làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi…

C. Chỉ sử dụng công cụ lao động bằng đá, gỗ.

D. Biết nung gốm ở nhiệt độ cao, đúc công cụ bằng đồng.

Vị thần nào sau đây không phải của người Ấn Độ?

A. Thần Sáng tạo.

B. Thần Hủy diệt.

C. Thần Bảo tồn.

D. Thần sông Nin.

Điểm giống nhau trong đời sống tinh thần của người Ai Cập và Lưỡng Hà là gì?

A. Ướp xác chôn cất người chết.

B. Coi thần sông Nin là vị thần tối cao.

C. Tôn thờ các vị thần tự nhiên.

D. Coi thần Mặt Trời là vị thần tối cao.

Công lịch quy ước:

A. Một thập kỷ 100 năm. Một thế kỷ 10 năm. Một thiên niên kỷ 1000 năm

B. Một thập kỷ 10 năm. Một thế kỷ 100 năm. Một thiên niên kỷ 1000 năm

C. Một thập kỷ 1000 năm. Một thế kỷ 100 năm. Một thiên niên kỷ 10 năm

D. Một thập kỷ 1 năm. Một thế kỷ 10 năm. Một thiên niên kỷ 1000 năm

Các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà thường đồ sộ vì muốn thể hiện

A. sức mạnh của đất nước

B. sức mạnh của thần thánh

C. sức mạnh và uy quyền của nhà vua

D. tình đoàn kết dân tộc

Sắp xếp các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ trên xuống dưới.

A. Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra.

B. Bra-man, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Su-đra.

C. Su-đra, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Bra-man.

D. Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man.

Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đã nằm dưới đất 3887 năm. Hỏi người ta phát hiện bình gốm vào năm nào:

A. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2003

B. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2002

C. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2004

D. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2005

Cho sự kiện sau: Bính Thìn - Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương. Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của sự kiện trên so với năm nay (2021).

A. 1002 năm, 10 thế kỉ.

B. 1005 năm, 11 thế kỉ.

C. 1001 năm, 10 thế kỉ.

D. 1005 năm, 10 thế kỉ.


Các câu hỏi tương tự
MT
Xem chi tiết
PS
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết