Qua đoạn thơ trên, nhà thơ Tế Hanh đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống của Quê Hương qua cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá.Hãy viết 1 đoạn văn tổng pân hợp khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ làm dõ điều đó . trong đoạn có s.dung 1 câu phủ định(gạch chân)
(đoạn thơ: "Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo,mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng
Rướm thân trắng bao la thâu góp gió..."
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống của quê hương)
TB:
"Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng
+ Thời tiết thuận lợi để dân chài lên thuyền ra khơi
''Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.''
+ Không chỉ thời tiết thuận lợi mà những người dân khỏe mạnh, lành nghề sẵn sàng cho một chuyến đi ra khơi với niềm tin mãnh liệt vào những mẻ cá. (Câu phủ định)
''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''
+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.
''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''
+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.
Đánh giá của em về khổ thơ?
KB: Cảm nhận của em về khổ thơ
_mingnguyet.hoc24_
Nhà thơ Tế Hanh đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống của quê hương qua cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá. Qua khổ thơ thứ hai của bài thơ "Quê hương". Vừa mở đầu đoạn thơ, một khung cảnh quen thuộc quyến rũ của làng chài đã được tác giả phác họa ra. Vào chính khung giờ đó, khi mà trời trong xanh, gió thì nhẹ nhẹ thoang thoảng buổi sớm mai hồng. Lúc này, dân trai tráng trong làng bắt đầu đưa thuyền ra và đánh cá - công việc quen thuộc mỗi ngày. Nhà thơ tiếp tục miêu tả đến con thuyền, nó nhẹ thôi nhưng hung hăng như con tuấn mã. Tác giả không dùng từ "con ngựa" mà dùng từ "tuấn mã" gợi ra sự tế nhị, sự tinh anh trong việc dùng từ ở câu thơ. Và sau khi tả thuyền, tiếp đến ông tả đến hoạt động của cả con người lẫn vật, dân trai tráng phăng lên mái chèo và thuyền thì mạnh mẽ vượt trường trang rộng lớn. Lúc này, vẻ đẹp nguy nga uy hùng được hiện lên rõ hơn nữa!. Tiếp đến, tác giả sử dụng biện pháp so sánh để so rằng cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Không chỉ so thôi, em còn cảm nhận được tác giả đang muốn trình bày việc con thuyền như một phần quan trọng của ngôi làng. Qua đó, thể hiện lên ý nghĩa của con thuyền với quê hương tác giả - một vẻ đẹp anh mãnh mà lại thân thiết và gắn bó vô cùng!. Câu thơ cuối của đoạn, tác giả nhấn mạnh lại vẻ đẹp đầy sức sống của con thuyền một lần nữa. Con thuyền rướn, cố gắng đưa tấm thân trắng trẻo rộng lớn của mình thâu gió lại để đẩy mình đi xa hơn nữa.
$TueLam$.