Bánh chưng- bánh giầy

BF

Phong tục thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của nhân dân

NH
22 tháng 8 2018 lúc 18:41

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.

Trong tiềm thức người Việt, Vua Hùng là người có công dựng nước và giữ nước, được tôn thờ là tổ tiên của Việt Nam

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.

Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta.

Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Có thể kể đến như Trần Hưng Đạo được tôn thờ là là người cha của dân tộc, được thực hiện tín ngưỡng thờ cúng giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm.

Trong tiềm thức của người Việt Nam tổ tiên còn là Mẹ Âu Cơ, là những vị Vua Hùng những người đã kiến tạo nên nước non và nguồn cội sinh ra các dân tộc Việt Nam. Dân gian ta có câu:

” Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”

Câu ca dao trên đã hàm chứa phần nào về tinh thần luôn hướng về nguồn cội, luôn tôn thờ và tưởng nhớ về tổ tiên. Cứ vào những ngày này hàng năm, mỗi “con rồng, cháu tiên” đều khắc ghi và thành kính tưởng nhớ tới công lao của những vị vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình.

Thông qua đó giáo dục mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quên hương đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.

Phong tục này như sợi dây liên kết giữa những người sống và những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm linh. Điều này bày tỏ về quan niệm nhân sinh của dân tộc Việt “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”.

Theo quan niệm của người Việt, chết chưa phải là kết thúc, tổ tiên luôn bên cạnh dõi theo và phù hộ cho chúng ta trong cuộc sống.

Nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên với những người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta.

Chúng ta luôn tin rằng, sau khi mất, tổ tiên không bao giờ biến mất mà vẫn luôn sát cánh cùng con cháu và chúng ta nên làm tròn bổ phận đạo hiếu của một người con.

Những giá trị này luôn được dân tộc ta đúc kết và truyền dạy cho những thế hệ sau qua những câu ca dao hết sức ý nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn – Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình.

Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la, do đó chúng ta luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống và luôn khắc cốt và bày tỏ sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng.

Gía trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo.

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn…

Bình luận (0)
TP
22 tháng 8 2018 lúc 20:04

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...Nói tới ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là nói tới sự thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn của mỗi một người con đối với ông bà, tổ tiên, đối với cội nguồn dân tộc. Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ... là người đã sinh ra mình.Trong mỗi gia đình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần dần trở thành đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thành "đạo hiếu". Đạo hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn cho nên phải hiếu thảo với cha, mẹ khi còn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương khi cha, mẹ khuất núi về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.

Bình luận (0)
DQ
22 tháng 8 2018 lúc 21:05

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình.

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình.Do đó, có thể nói thờ tổ tiên chính là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Nơi đặt bàn thờ tổ tiên thường ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Chính giữa ban thờ là bát hương tượng trưng cho vũ trụ, trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng; ở hai góc ngoài của bàn thờ bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Mỗi khi cúng, lễ gia chủ sẽ thắp đèn (đốt nến).

Ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.

Trước đây, với những nhà có điều kiện đồ thờ được sơn son thếp vàng; có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên.Trong những ngày giỗ, tết hay những ngày quan trọng của gia đình như cưới hỏi, thi cử, các gia đình thường thắp hương khấn lễ.Có thể nói, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Không gian xung quanh nơi đặt bàn thờ sẽ là nơi con cháu trò chuyện, do đó khu thờ tự còn là nơi kết nối tình cảm gia đình.Ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Đối với Việt Nam, quan hệ huyết thống khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc.Mỗi họ có một ông Tổ chung và đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người "vấn tổ tầm tông."

Con cháu trong họ sẽ lập Từ đường để thờ vị Thủy tổ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ.Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đặt bàn thờ hướng Tây vì quan niệm hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, thần linh, tổ tiên được an tọa.

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất vẫn giữ nguyên.Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.Tết là thời điểm quan trọng trong năm cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả.

Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).Cành đào được cắm trên bàn thờ có huyền lực trừ ma tà và mọi xấu xa, màu đỏ chứa một sinh khí lớn lao. Vì thế hoa đào thắm là lời cầu nguyện và lời chúc phúc đầu Xuân. Cây mía được đặt ở bên bàn thờ với ngụ ý để các “cụ” chống gậy về vui với con cháu.

Vào thời điểm giao thừa thiêng liêng, cả gia đình thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp nén hương thơm, thầm cầu mong một năm mới tràn đầy sức khỏe, bình an và may mắn.

Bình luận (0)
NA
23 tháng 8 2018 lúc 7:43
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...
Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị kết tội “mê tín dị đoan” nhưng tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt. Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lưu vong nơi xứ người. Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi người dân VN. Thông qua việc thờ cúng tổ tiên nó thể hiện ý thức về cội nguồn; dấy lên lòng hiếu thảo nhân nghĩa và nó còn có ý nghĩa về mặt tâm linh.
Nói tới ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là nói tới sự thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn của mỗi một người con đối với ông bà, tổ tiên, đối với cội nguồn dân tộc. Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ... là người đã sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị "Thành hoàng làng" các "Nghệ tổ". Không chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành "Cha" được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. "Tháng 8 giỗ cha" ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt. Ngay cả "Thành hoàng" của nhiều làng cũng không phải là người đã có công tạo dựng nên làng, mà có khi là người có công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm "thành hoàng". Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là "Mẹ Âu Cơ", còn là "Vua Hùng", là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam. Nhân dân ta có câu: “Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”

Câu ca dao trên đã nói lên phần nào ý thức thức nhớ về cội nguồn của dân tộc ta thông qua việc thờ cúng tổ tiên. Mỗi một con rồng cháu lạc cứ đến ngày này thì lại tưởng nhớ tới các vua hùng những người đã có công dựng nước và giữ nước. Như vậy có thể thấy rằng nhờ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà chúng ta đã không thể nào lãng quên đi nguồn gốc, cội nguồn của mình, thông qua đó mỗi người dân VN dù có đi đâu về đâu thì vẫn luôn ghi nhớ nguồn gốc của mình, luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước sao cho xứng với ông bà tổ tiên của mình.
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mang ý nghĩa tâm linh, thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập "mối liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam: "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn". Với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, "như tại" trên bàn thờ mỗi gia đình, động viên, trợ giúp cho con cháu trong cuộc sống thường ngày. Nếu như tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện tại và tương lai.
Người việt quan niệm linh hồn tổ tiên luôn hiện diện bên con cháu, chết không phải là hết, chết không có nghĩa là vĩnh viễn không tồn tại mà vẫn còn mối liên hệ nào đó đối với người còn sống dường như vẫn vô hình sống bên cạnh những người thân của mình. Giữa họ vẫn tồn tại mối liên hệ thật gần gũi thân thiết mà thật khó lý giải.
Thời gian cúng giỗ là những ngày húy kỵ của tổ tiên, những ngày lễ, tết trong năm. Ngoài ra, việc cúng giỗ tổ tiên cũng được tổ chức vào những ngày trong gia đình có sự kiện quan trọng như lấy vợ, làm nhà, tậu trâu, thi cử, đi xa, nhà có người ốm đau... nhằm mục đích trình báo với gia tiên về những sự kiện quan trọng này.
Thông qua nghi lễ thờ cúng tổ tiên, người Việt Nam gửi gắm tình cảm biết ơn đồng thời dấy lên lòng hiếu thảo nhân nghĩa đối với tổ tiên, với những người đã khuất. Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ lòng hiếu thảo, đạo ông bà chẳng qua là sự tiếp nối của đạo hiếu. Họ tin rằng sau khi mất, ông bà tổ tiên không hoàn toàn biến mất mà vẫn còn mối liên hệ với con cháu nên phận làm con phải lo trọn chữ hiếu, phải thực hiện những bổn phận như ông bà, tổ tiên còn sống. Nhân dân ta có câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" hay câu ca dao "Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu".
Trong mỗi gia đình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần dần trở thành đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thành "đạo hiếu". Đạo hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn cho nên phải hiếu thảo với cha, mẹ khi còn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương khi cha, mẹ khuất núi về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CC
Xem chi tiết
TX
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
VL
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết