Bánh chưng- bánh giầy

NA

Câu 1: Hằng năm, chúng ta thường sử dụng bánh chưng, bánh giầy để thờ cúng trong những ngày Tết. Theo em, tại sao lại như vậy ? Câu 2: Cảm nhận của em về bánh chưng xanh

H24
18 tháng 9 2019 lúc 20:56

Bánh chưng,bánh giầy gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
Ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng để cúng gia tiên. Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời mà có lẽ mãi mãi về sau cũng không thể biến mất trong tâm thức người Việt.

Bình luận (0)
TG
18 tháng 9 2019 lúc 21:09

Câu 2:

Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống của dân tộc. Có nhiều truyền thuyết dân gian cũng như có nhiều học giả, nhà nghiên cứu văn hóa giải thích khác nhau về ý nghĩ. Riêng tôi rất thích thú với truyền thuyết từ thời vua Hùng Vương thứ 6, về cuộc thi tài để chọn người lên làm vua: không thi gì mà thi làm món ăn. Ngay sau khi phá xong giặc Ân, vua Hùng muốn truyền ngôi cho con.Vào dịp đầu xuân, vua mở hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”. Các Lang (các người con của vua Hùng) đã đua nhau làm ra những món lạ từ những vật liệu sơn hào hải vị quý hiếm khắp nơi. Riêng người con trai thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, làm ra bánh chưng, bánh dầy. Kết quả được vua cha chọn nhường ngôi. Cái giỏi và cái tâm của Lang Liêu là biết sử dụng những nguyên liệu thông thường có sẵn như: lá, gạo nếp, đậu xanh, thịt heo… để làm thành món ăn, mà trong đó đã gói ghém cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, mang ý nghĩa sâu xa để làm vật phẩm cúng tế tổ tiên, đất trời. Vào các dịp lễ tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng, bánh dầy. Có người quan niệm bánh chưng hình vuông để tượng trưng cho đất, là âm, dành cho mẹ. Bánh dầy hình tròn để tượng trưng cho trời, là dương dành cho cha. Ở miền Nam bánh tét được chọn thay thế bánh chưng. Có người giải thích đó là do sự hội nhập nhiều luồng văn hoá khác nhau, đặc biệt là văn hoá Chăm với tín ngưỡng "Phồn Thực”, nên bánh tét có hình tượng như chiếc Linga là biểu tượng của sức sống, sự trường tồn, hùng mạnh… Nhưng có quan niệm khác cho rằng bánh tét thực ra là cái bánh chưng nguyên thủy của người Việt cổ, được bảo lưu tại miền Nam. Ở miền Trung thì có cả bánh chưng và bánh tét. Từ năm 1802, sau khi đất nước được thống nhất dưới thời Gia Long, bắt đầu có sự kết hợp văn hoá cổ truyền của đất Bắc và văn hoá mới phong phú của vùng đất mới phương Nam. Đặc biệt ở Thừa Thiên Huế, trong nồi bánh tết luôn luôn có 2 loại, vừa bánh chưng vừa bánh tét.Về thành phần và hình thức của bánh. Để làm bánh chưng dù miền Bắc hay miền Trung thì nguyên liệu vẫn giống nhau, như lá, nếp, đậu xanh, thịt lợn… Bánh chưng miền Bắc có nhiều nhân và lớn. Còn bánh chưng miền Trung thì ít nhân, nhỏ hơn và thường cột một cái xấp một cái ngửa với nhau thành cặp.

Câu 1:

Theo truyền thuyết Lang Liêu, bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Từ xưa, Việt Nam vốn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.Do đó, bánh chưng tết đã xuất hiện ở mâm cỗ Tết để tỏ lòng biết ơn đến trời đất. Cũng theo truyền thuyết này, bánh chứng chính là tấm long Lang Liên dâng lên vua cha nên bánh chứng còn thể hiện sự hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ.

Bình luận (0)
H24
18 tháng 9 2019 lúc 21:24

Bánh chưng, bánh giầy là những loại bánh được dùng phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt là những ngày lễ tết. Hai loại bánh này tượng trưng cho trời và đất cùng dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên với mâm ngũ quả để tỏ lòng thành kính với những người đã khứat. Khi ăn cái bánh chưng, bánh giày ta cảm nhận được vị ngọt, thơm, bùi của lúa, gạo, của cốm đọng lại trọng cổ họng chúng ta. Trong bánh chưng có thịt, có đỗ, có nếp, ngoài ra một số nhà còn cho hành vào tượng trưng cho mọi yếu tố quyết định sự thành công, thịnh vượng của họ trong năm mới. Còn bánh dày có màu trắng, ăn với cặp giò thì tuyệt vời , có ý nghĩa là mong cho mọi việc làm được tròn trịa và đầy đủ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TH
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
CC
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
TX
Xem chi tiết
OG
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết