Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

DC

phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á thể hiện điều gì

LL
12 tháng 10 2017 lúc 20:01

Ngay khi bị thực dân phương Tây xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai; cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.

Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa. thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc : vơ vét, đàn áp.
chia để trị.
Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. tăng các loại thuế, mở đồn điền, bốt lính.
đàn áp phong trào yêu nước.

Cuộc đấu tranh của nhân dân chống xâm lược giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp.

Ở In-đô-nê-xi-a, vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước ủa trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a.
Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân ln-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5 - 1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập.
Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ’ủa thực dân Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
Mượn cớ "giúp đỡ” nhân dân Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính nước này. Nhân dân Phi-líp-pin tiếp tục kháng chiến chống Mĩ, song thất bại. Mĩ đưa 70 000 quân đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin, giết hại hơn 60000 người yêu nước. Phong trào giải phóng dân tộc tạm lắng xuống một thời gian, rồi tiếp tục bùng lên.

ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863. nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863 - 1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866 - 1867).
A-cha Xoa lập căn cứ chống Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc, Việt Nam), liên minh với nghĩa quân Thiên hộ Dương.
Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên hộ Dương, được nhân dân Việt Nam giúp đỡ, đã đánh thắng quân Pháp nhiêu trộn.
Ở Lào, đầu thế kỉ XX. nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp. Năm 1901. nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven, lan sang Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.
Ở Miến Điện, cuộc kháng chiến chống thực dân Anh (1885) đã diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng bị thất bại. Nghĩa quân phải rút vào rừng sâu.
Ở Việt Nam. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào cần vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913).
Vào (đầu thế kỉ XX)do những biến chuyển sâu sắc trong xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam mang màu sắc mới.

Bạn tham khảo nha!

Chúc bạn hok tốt! vui

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LH
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết